Saturday, July 30, 2011

Trận Ấp Bắc, thực chất và huyền thoại


“Từ bi-kịch trở nên tấn thãm kịch đau thương đẩm máu nhứt trong lịch sử Việt Nam”

     Đứng trên học thuyết quân sự, đổ quân ở tuyến sau của VC, có nghĩa là dồn Chó vào chân tường bắt buộc chúng phải rời bỏ nơi phòng thủ; đây là một chiến thuật cấm kỵ khi điều quân, nhưng Thiếu-tá Thơ đã quên rằng, làm như vậy không khác gì buộc VC phải một mất một còn, tử thủ vì rời nơi đây không khác gì phải chịu cảnh bị tàn sát trên đường lui binh bằng phi-pháo của Saigon. Hơn nữa VC đã chuẩn bị và tử thủ nơi nầy, ít ra cũng còn tới 7 tiếng đồng hồ nửa, vì mặt trời còn mọc, rồi khi màn đêm buông xuống VC sẽ rút lui êm ái như đã có kinh nghiệm trong tháng 10 vừa qua khi đụng độ với BÐQ. Và Thiếu-tá Thơ cũng quên rằng: đổ quân trên một đám ruộng trống trải như vậy, thì càng dể cho Phi-công Hoa-kỳ thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nhưng càng nguy hiểm cho Bộ-binh, vì phải hứng chịu bị bắn sẻ khi đang chân thấp chân cao lội bì bỏm vào bờ; chính trên bờ đê có hàng Dừa chạy dài nầy là nơi tử-địa cho quân lấn chiếm, VC đã sẳn sàng phối trí với các lực lượng mạnh nhất và cũng từ nơi ẩn núp phòng thủ kiên cố nhất để sống chết với quân lực Miền Nam.
Vann đang bay ở phía ghế sau của L.19 quan sát vùng Bắc Tân Thới, theo-dõi sự tiến quân của Đại đội thứ 3 vừa mới thả xuống cách đây khoảng 10 phút. Tại một Tăng lều của chỉ huy, nơi sân bay Tân Hiệp, tôi đang túc trực hành quân, nghe Ziegler nóng lòng gọi máy kêu Vann về đáp, để chọn bãi đáp cho lực lượng tăng cường ứng chiến, qua sự yêu cầu của Thiếu-tá Thơ và Đại-tá Đạm cũng muốn như vậy. Vann chưa vội về đáp và đang nghiên cứu về phía Nam của Ấp Bắc nguy hiểm hơn Ấp Tân Thới; cũng có thể VC quy tụ về Ấp Bắc mà rời bỏ Ấp Tân-Thới chăng! Vì cuộc đụng độ vừa rồi, ở hàng Dừa trên bờ đê về hướng Nam; nếu quả như vậy thì Ấp Bắc phải là nơi tập trung quân của VC
Trước khi về đáp, Vann bỏ thêm 15 phút để lượn quanh quan sát thật kỷ, những ranh giới của hàng cây, người Phi công Hoa-kỳ không hài lòng cho lắm, vì chỉ có một cái Ấp nhỏ xíu mà cứ rà qua rà lại không biết bao nhiêu lần, đôi khi Vann bảo bay thật thấp hơn nữa để ông nhìn từng ngọn cây cho rõ hơn, phải chúi mũi xuống giảm bớt tăng tốc lực để ở ghế sau Vann có thể ghé cổ nhìn được tổng quát, thấp như vậy là tối đa rồi, còn muốn thêm nữa thì chỉ có cách bay “độn thổ” mà thôi. Trên thực tế dù bay qua lại cả triệu lần cũng vô ích vì Vann cũng chẳng thấy gì dù rằng chỉ một du kích; Ông chỉ biết VC xuất hiện ở phía Nam vì nơi ấy vừa mới bị đụng trận và những viên đạn khắc nghiệt từ hướng nào bay đến không biết được. Con kinh đào dẫn nước từ hướng Tây mới đáng ngại, vì kinh nghiệm cho ta biết chắc chắn dọc trên bờ đê đã có vô số hầm trú ẩn dưới các dãy hàng Dừa nầy. Chiếc L.19 sơn màu xanh lá cỏ-mạ đang lượn qua lượn lại không biết bao nhiêu lần như để thử nhữ mồi, nhưng VC rất khôn ngoan, chỉ cần một viên đạn bắn lên thôi, thì ván bài của họ sẽ phải trả giá quá nặng, cho nên VC không muốn vẫn đục không khí trong lành. Cảnh vật dưới đây thật hoàn toàn tỉnh mịt, nhưng Vann đâu có dễ dàng tin một sự lắng đọng vô cùng đáng sợ như vậy! Vann vẫn thầm nghĩ: “tuyến hàng Dừa phía Tây là nơi sẽ xãy ra máu lửa, ông nói Phi công trước khi về đổ xăng, hãy liên lạc cho chiếc khác thay thế để ông tiếp tục hướng đẫn Trực thăng vận cho Đại đội tổng trừ bị thứ nhứt vào vùng hành quân trên 10 chiếc H.21 trái Chuối.
Bay yểm trợ cho các Trực-thăng H.21 do một Phi đội gồm 5 chiếc Trực Thăng võ trang UH-1C, loại mới vào thời buổi nầy, đây là loại Trực Thăng phản lực đầu tiên của thế hệ mới nhất đang được phát triễn trên Thế Giới, do hảng Bell chính thức đặt tên là HU.1 Iroquois, nó mới được sản xuất trong vòng 6 tháng và đang được trắc nghiệm hành quân cùng những chiếc trước như HU.1 loại A và B đã ra trước nó cũng không lâu lắm. Đây là loại HU.1-C, cánh quạt ngắn hơn, nhưng bề ngang lại rộng ra đôi chút để tăng thêm tốc lực cũng như vị thế cần uyển chuyển linh động hơn khi nhào lộn bắn phá. Trên chiếc võ trang nầy được trang bị 2 súng Trung liên 7 ly 62, điều khiển tự động xoay chiều bằng điện, gắn hai bên thành của Phi Cơ, trên đó là 2 bó hỏa tiễn 2,75 inch, nhưng có điều hơi lạ là người bắn lại chính là Phi-công phụ.
Có ai hiểu rằng, trên Thế giới nầy, nhất là chính phủ Hoa-kỳ (siêu chánh phủ) sẽ bắt đầu ký hợp đồng làm ra 10.000 chiếc, trong đó gần 4.000 chiếc sẽ dùng vào huấn luyện như một trợ huấn cụ (training-aids) và sau đó sẽ phế thải tại chiến trường Việt Nam, để làm nãn lòng Liên Xô khi muốn bỏ tiền ra để chạy đua vũ trang với Mỹ! Và Hoa-kỳ nhất quyết không mang chúng về để thực hành thế chiến lược đổi vùng (surrogate) mà kiến Trúc Sư Averell-Harriman, tự ngầm cho là “Cuộc chiến tranh lạnh biến thế” Vì không muốn đem chiến cụ về Mỹ, cho nên Nhóm học giả tham mưu cho nó một cái tên có tính cách chính trị gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” rồi sau cùng biến thành những khối sắt vụng vì không có phụ tùng sửa chửa.
Vann chỉ thị cho vị Sĩ quan trưởng của Phi hành đoàn Trực-thăng H-21 đỗ một Đại đội trừ bị, phải đáp xuống bãi đáp cách 300 thước, xa đường ranh của dãy hàng Dừa đầy dẫy cạm bẩy, về hướng Tây Nam của mục tiêu; Vann cũng hướng dẫn đoàn Trực-thăng lấy trục từ hướng đáp cũng như hướng cất cánh để tránh xa tầm đạn của địch. Vì rằng phía Hoa-kỳ chưa thiết lập hệ thống chỉ huy thống nhất nên rất khó để phối hợp hành quân trong nội bộ của họ (nhóm học giả, trong ống kính buộc hành pháp Mỹ sẽ phải thành lập Bộ chĩ huy phối hợp hành quân, và sự liên lạc vô tuyến trì-trệ, không đồng nhứt giữa L-19 với thiết vận xa M-113) Vann không hiểu về kỷ thuật bay cho nên ông không thể nắm quyền điều động mà phải để cho Sĩ quan có kinh nghiệm Phi hành điều khiển, thế nên có những sự đụng chạm trong lúc hành quân, đôi khi làm cho Vann cảm thấy khó chịu, vì không ai chịu nghe theo người không hiểu về kinh nghiệm bay. Thế nên dân bay không bao giờ chịu nghe lời người ở dưới đất cố vấn dạy bảo về kỷ thuật bay, như phải đáp chỗ nầy, chỗ nọ, bao nhiêu thước, hướng nào …nầy nọ. Kết quả, người Trưởng Phi hành đoàn đã đáp gần hơn lời căn dặn của Vann, là 200 thước, cạnh lằn ranh của hàng Dừa, và ngay tại hướng Tây của mục tiêu, thay vì Tây Nam. Trong khi đó là do sự ước tính của Vann, 300 thước là khoảng cách mà đạn Đại-liên M.30 không có hiệu quả gì cả, kể cả những loại đạn súng trường, như trong tầm đạn 100 thước có thể gây tử thương nếu chẳng may nhảy xuống trúng phải giữa tầm đạn. Quả thật Trưởng toán trực thăng đã đáp đúng ngay vào tầm đạn, cho nên tôi tự cho đó là ‘bãi đáp do định-mệnh’ đã an-bày!
Trong khi Vann đang bận chuyển lệnh điều động thì người chỉ huy của VC ra lệnh phải bắn hạ các Trực-thăng, vì nó to lớn kềnh càng quá, nên dễ bị bắn hạ “bằng mọi giá phải bắn hạ các máy bay lên-thẳng của địch” Nhờ có máy SCR 300, nên VC đã theo dõi biết được giờ giấc và hướng Trực-thăng sẽ đáp ở hướng Tây. Đúng 10 giời 20 sương mù đã hoàn toàn tan biến, nhường lại ánh nắng chói chan ẩm thấp, nên hình thù chiếc Trực-thăng trái Chuối càng hiện rõ như con mồi mập béo hấp dẫn, lờn vờn trước mắt của các xạ-thủ đã sẳn sàng chồm súng phục kích từ lâu.

Trung Sỹ-1 Amold Bowers, 29 tuổi, cư ngụ tại cánh đồng nổi tiếng nuôi bò sửa tại tiểu bang Minnesota, thuộc đơn vị Sư Đoàn 101 Dù, nghe một tiếng ‘crack’ như bánh tráng bể, viên đạn thứ nhất xuyên qua khung phòng bằng nhôm của Trực-thăng H-21, trong lúc Trực-thăng đang ở vị thế cận tiến 50 bộ cách mặt đất. Browers đang ngồi trên chiếc Trực-thăng thứ 2 của hợp đoàn 10 chiếc, đối với hắn, đây là cuộc chiến tranh đầu tiên mà hắn đang tham dự; suốt một chuổi dài 8 tháng rưởi chưa bao giờ hắn dự trận, hoặc bị ai rình mò bắn sẽ cả. Tiếng đạn thình lình liên hồi ghim vào thành võ của Trực-thăng…rồi vào bộ phận máy, trước khi bánh xe càng đáp của Trực thăng chạm đất, trên một đám ruộng ngập nước, Browers nhảy theo Tiểu đội của Bộ-binh, nước dưới ruộng ngập tới đầu gối, hắn cố bám sát bên cạnh ngưới Đại đội trưởng VN với niềm tin là gởi gấm tấm thân bồ tượng của hắn; Hắn như là cái bia biết di động cho VC. Tai Browers không còn nghe tiếng nổ ù ù của động cơ Trực-thăng nữa, nhưng thay vào đó là tiếng nổ dòn tan của các loại súng mà do mẫu quốc hắn làm ra, đủ thứ từ Trung-liên BAR cho đến M.30 Đại liên mà hắn hình dung có nhiều ỗ bao quanh những nòng súng, từ rừng cây cao cao, như một bức tường xanh um-tùm dựng đứng trên bờ đê, bắn tua-tủa ra phía trước mặt, không biết bao nhiêu là viên đạn, với tiếng rít lên xuyên qua không khí, làm ù cả tai, nhức cả đầu, và không biết giây phút nào đạn sẽ ghim vào mình đây? Hắn đang nhủi tới nằm sà đại trên lớp bùn đen, lún xuống gần nữa thân hình, và đôi giày Boots của hắn cũng đang nhét đầy nhẹp bùn lầy trong đó, càng làm cho đôi chân thêm nặng hơn; Hắn sực nhớ tới lý thuyết của quân trường căn dặn: “phải linh động và nhanh nhẹn để hy vọng sống còn là phải tiếp tục bò trườn tới, tay súng vẫn bóp cò nhã đạn cho đến khi hắn trườn đến mục tiêu và tiêu diệt đối phương”. Hắn nhũ thầm không biết lý thuyết và thực hành có bao giờ giống nhau không!
Nhưng người Sĩ quan của Đại đội trưởng thì lại phản xạ khác hẳn, tất cả Đại đội đều nằm sấp bên cạnh bờ đê để tránh lằn đạn; đàng trước mặt cho đến nơi chạm tuyến ở hàng Dừa, còn phải trải qua nhiều bờ ruộng đầy sình nước lấp xấp; Từ lúc chạm đất cho tới giờ, mà mới có cách xa chỗ đáp chưa tới 20 thước; Trung Sĩ Bowers thét lên gọi Trung-úy Đại đội trưởng “Chúng ta phải bắn trả mãnh liệt, rồi rút ra khỏi chỗ đồng trống, không thì sẽ chết hết cả lũ ở đây. Vị Trung-úy Đại đội trưởng, coi như không có hắn bên cạnh, nên làm cho hắn càng thêm ngớ ngẫn, ngu-ngơ bực tức, hắn nghĩ thầm: “Hồi ở Phi-trường Tân Hiệp, trong khi chờ đợi lên Trực-thăng, viên Trung-úy nầy nói tiếng Anh giỏi lắm mà...sao bây giờ kỳ vậy?” Vã lại viên Trung úy nầy cũng đã từng tốt nghiệp khóa Đại đội Trưởng ở trường Bộ-binh Fort-Benning Hoa-Kỳ! Bowers không hiểu gì hết đành cũng phải bò trườn theo để mà chịu trận, có thế thôi!
Trung Sĩ Bowers ở trong biệt đội Tham-mưu, Cố-vấn, nhưng hắn lại thích tình nguyện đi hành quân, nhất là tuần tra hoặc xung kích; Sáng nay, Vann có hỏi hắn có thích đi hành quân với Đại đội trừ bị nầy hay không? Hắn đã mau mắn đồng ý ngay, vì Đại đội cũng đang cần có một Cố vấn như bình thường; Vann ngưỡng mộ vì sự nhanh nhẹn tháo vác của hắn; Bowers đang thét lên gọi vị Trung úy ĐĐT một lần nữa; Vị Trung úy nhìn lại với đôi mắt còn đang bối rối trong tầm đạn phục kích, ông ấn mạnh thêm thân hình nhỏ thó lún sâu xuống bùn một chút nữa để được bao che những lằn đạn như mưa phủ tới, từ hàng Dừa trước mặt
Quá thất vọng, lạc lỏng, Bowers bèn đánh mắt nhìn qua phía bên phải, vị Trung-sĩ già Trung đội trưởng, từ một chiếc Trực-thăng vừa đáp xuống ở đằng xa, nhanh nhẹn hướng dẫn Trung đội tiến vào một bờ ruộng cạnh đó và đang đến giao điểm của tuyến hàng Dừa ở tận bờ đê của hướng Nam. Trung đội nầy trông có vẽ thiện chiến và đang trườn dọc theo con đê. Bowers cảm thấy nên giao mạng sống cho Trung Sĩ già đầy kinh nghiệm hơn Sĩ quan mới ra trường; Hắn nhảy xổm đứng dậy, mặc cho đạn tránh người, chớ ngưới không thể tránh đạn, và với hy vọng lớp sình lầy ngấm vào quân phục được ngụy trang đôi chút, khi buộc phải phóng mình đi tìm sự sống trong sự chết, hắn bay tới nằm ì bên cạnh viên Trung-sĩ già, hắn bắt đầu thở hổn hển để phục hồi lại sức lực, lấy lại tinh thần. Vị Trung-sĩ già ra lệnh với âm thanh hùng dũng không già tí nào cả. Và rồi cả Trung đội tiến nhanh vào mục tiêu trước mặt; Lúc nầy Bowers mới nhớ lại hồi xuất phát, hắn cũng đã nghĩ ra là nên đặt niềm tin vào nơi ngưòi có gương mặt gân guốc như một nông dân chất phát, hơn là một gương mặt còn non choẹt của một Sĩ Quan mới ra trường, hay nói cách khác nên tin vào Hạ-sĩ quan hơn là tin vào Sĩ quan.Theo ý nghĩ riêng tư của Bowers, chỉ có người ít học mới thích chiến đấu hơn người có học?
Bowers nghĩ rằng: lần tiến quân nầy hắn phải trườn tới như muốn chui sâu xuống bùn để tới được mục tiêu nơi rặng rừng Dừa trưóc mặt, cũng không cách xa hơn chỗ nầy bao nhiêu, nhất là cái mổng đít của hắn thường nhấp nhô trên mặt ruộng trông dễ hứng đạn của VC. Chẳng bao lâu, Trung đội của hắn đã đến được vùng tương đối an toàn hơn, có nghĩa là mé dãy hàng Dừa, nằm trên bờ đê với vô số chướng ngại vật thiêng liêng che chở. Và đang tiến về cạnh sườn Tây có VC nằm chần dần trước mặt, thế nào cũng sẽ xãy ra một cuộc chạm súng dữ dội, trong khi đó Trung đội bạn cũng đang nằm án ngữ như một bức tường thành. Cả hai Trung đội nầy đang chuẩn bị, không phải là xung phong, nhưng sẽ bắn yểm trợ với cường độ dữ dội để làm nhẹ áp lực cho Đại đội vượt qua khỏi vùng tử địa; Nhưng VC vẫn không chịu từ bỏ ý định nằm bám trụ để tận diệt toàn bộ đầu nảo; Đại đội vẫn còn bị áp lực, không thể tiến hoặc thối được. Bowers mừng thầm, “nếu mình không khôn hồn phóng theo Trung-sĩ già nầy thì chắc sẽ bị bắn bể đít!” Từng tràng đạn Đại liên rồi Trung liên BAR…ôi thôi đủ loại, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ của súng cối 60 ly, nhưng chỉ tập trung vào một điểm của Trung úy Đại đội trưởng, chỉ còn cách có hàng Dừa khoảng 150 thước, nhưng không làm cách nào để trườn tới cho được, nếu không nhờ bờ ruộng che chở thì coi như mọi người trong Toán nầy đều bị sát hại cả. Bowers thấy có một người chạy băng qua hàng cây trước mặt, nhưng không biết là ai, cũng có thể là người đưa tin giao liên của VC; Vì trước khi lên Trực-thăng, hắn đâu có được nghe thuyết trình để hiểu được địch tình như thế nào! Nhưng theo linh tính của giác quan, hắn suy đoán, có thể VC ở dọc theo con suối bên phía bờ Đông. Hai trung đội sẽ phải tiến quân băng qua theo con suối từ Tây sang Đông để thanh toán mục tiêu, vì vừa rồi người đưa tin đã chạy ù qua phía bên đó mà không biết hai Trung đội đang án binh bất động chờ lệnh tấn kích, nơi đây họ được dãy hàng Dừa che chở cũng giống như VC trước đó.
Thình lình Trung sĩ Trung-đội Trưởng ra ám hiệu cho cả Trung đội nằm lẩn quẩn đâu đó chừng 15 cho đến 20 thước là phải lui binh, Bowers nhìn qua Trung Sĩ như cố tìm hiểu, viên Trung-sĩ ra dấu cho hắn phải rút lui không cần giải nghĩa. Người mang máy truyền tin giải nghĩa bằng ám hiệu là ra dấu bằng tay, chỉ chỏ cho hắn biết là phải rút lui về hướng Trung úy Đại đội trưởng vì đây là lệnh Thượng cấp, Bowers chưởi thề loạn xạ, và hắn chán nản vì ám ảnh sợ bị ăn đạn, hắn học đâu được vài chữ tiếng Việt, nên hắn la lên ‘Đi…Đi…’ có nghĩa là cứ tiếp tục tiến quân; hoặc là nằm chờ, chớ đừng trở lại qua đó sẽ bị chết hết cả đám. Hắn vẫy tay ra dấu cho Trung-sĩ tiến tới, nhưng vô ích vì hắn không phải là cấp chỉ huy, Bowers bò trườn tới hàng cây một lần nữa, nhưng rồi cũng phải lẻo-đẻo bò trườn tiếp theo sau đuôi. Có ai hiểu thấu nổi khổ tâm của một người Mỹ không hiểu tiếng Việt trong hoàn cảnh nầy! Trung đội đang lui quân về Đại đội cơ hữu



















  (Lịch sữ là gì nếu ta không căn cứ và góp nhặt những dư luận dữ kiện và phản ứng hiện tại thêm vào đó những nhận xét khách quan? Như “THUA chiến-thuật THẮNG chiến-lược” – Trung tá John Paul Vann phải bị giãi ngủ, nhưng vì thắng chiến-lược nên Permanent Government bỗ nhiệm qua lại VN để trỡ thành tướng dân-sự tương đương ba sao, nhưng lại làm bể sách-lược cuả WIB, nên J.P.Vann phải bị hy sinh, (theo như luật gian hồ là phản đảng) Thật nghịch lý, một nơi xa xôi như thành phố nhỏ xíu Kontum, 3 sư-đoàn BV, cùng 3 Thiết đoàn chiến xa thuộc trung-đoàn 203, không kể pháo bình phòng không và diện địa ... mà không chiếm được Kontum đả bị cô lập từ lâu?
    Theo lộ-trình của tam đầu chế [Harriman, Prescott Bush, Georgew H W Bush] vào ngày ký Hiệp định hoà bình Paris 1973, “Ba thực-thể” hiện diện tại chiến trường VN: Sàigon cờ Vàng, Hà-Nội cờ Máu, và Kontum cờ Xanh Đỏ …Vann đả ỷ vào sự tín-nhiệm của TT Nixon tóm thâu tất cà B-52 (kể cả ưu tiên cho các vùng Chiến Thuật) mà trãi thãm trên đầu quân BV, để đến nổi chỉ có Địa phương quân và Nghĩa quân thôi mà cũng tiêu diệt các chiến xa BV nằm rải rác vòng đai Tỉnh. Đây là điều khó tin nhưng có thật, “Vann phải trả cho cái giá làm bễ sách-lược của P.G”)

-------------------------------------------


     Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống tuyệt vọng, không thể làm cách nào để tránh khỏi thiệt hại khi đoàn Trực-thăng trái Chuối cứ chàng ràng trước mũi súng của VC. Cả hàng tháng nay, Cán bộ VC đã bỏ biết bao nhiêu công sức để thực tập bắn xuyên táo máy bay lên thẳng và đây là cơ hội nghìn vàng tốt nhất và dễ dàng nhất để VC bắn hạ. Suốt cả các cuộc đổ quân bằng Trực thăng trong mấy tháng vừa qua, có một chuyên viên Cơ-Phi trên Trực Thăng H.21 vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một VC đang quỳ một chân trong tư thế bắn lên Trực-thăng, hắn cố nhắm cho được người Mỹ đứng ngay cửa và cứ như thế mà bắn mãi, dĩ nhiên làm sao mà trúng được vì tốc độ của Phi cơ đang bay. Khi người Cơ phi thông báo cho các Phi hành đoàn đều biết…thì tất cả đều bật lên cười rộ! Có vẽ khinh thường! Nhưng hoàn cảnh nầy thì ai nấy trong phi hành đoàn đều thót-dái lên cần cổ! Nhưng đặc biệt là ngày hôm nay, nụ cười khinh thường ấy sẽ đổi lại bằng một sự lo âu, như tim phi hành đoàn Mỹ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, khi bay đổ quân ở Ấp Bắc. Vào ngày 20/7/1962, quân đội Miền Nam đã hành quân và tịch thu được tài liệu giảng dạy của Cán bộ Cộng Sản dạy về cách bắn máy bay, tại biên giới Việt-Miên, bằng Đại liên 50 (12ly7) đồng thời sau đó không lâu, họ đổi qua thế dùng súng cá nhân để bắn phi cơ. Và đặc biệt về cách bắn hạ Trực-thăng H.21 trái Chuối thì rất dễ, vì sự to lớn quá kềnh càng, cho nên điều kiện dễ hạ nhất là khi máy bay đang lúc cất cánh cũng như lúc sắp đáp xuống; Kinh nghiệm của một sát thủ chuyên nghiệp bắn hạ H.21 cho rằng: “cứ nhắm vào một phần ba phía trước của Trực Thăng mà bắn thì tất cả đạn đều ghim vào trong đó”.
Người chỉ huy Phi hành đoàn Trực-thăng không chịu nghe lời hướng dẫn của Vann, mà tự ghim trong đầu, và quả quyết rằng: VC ở bìa rừng cây phía Nam vì nơi ấy mới vừa đụng độ, cho nên hắn tự quyết định ở phía Tây tương đối không có địch, trong khi đó ở dưới Ấp Tân Thới, thì thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 514 địa phương đang có lệnh tập trung lại, và quyết hạ cho được đoàn Chuồn Chuồn sắt đang bay nhởn nha nhởn nhơ, muốn giởn mặt với tử thần. 10 chiếc trái Chuối rà thấp như muốn đáp gần đâu đó, quả thật không bao lâu, đoàn Trực-thăng bay thấp và hạ dần đến phía rìa cây hàng Dừa tận bờ Tây của Ấp, rồi tuần tự đáp đại xuống hai thửa ruộng ngập nước. Trong khi đó VC thừa thời gian để phối trí lực lượng và quyết tâm bắn hạ cho hết đoàn Chuồn Chuồn lạc lối, bay rà qua rà lại thêm ngứa mắt; Kết quả, tất cả chúng đều bị trúng đạn, vì thân hình quá lớn, nên khắp thân đều bị ghim dấu đạn, nhưng cũng còn bay được, duy chỉ có một chiếc H-21 sau cùng là bị quá nhiều vết đạn nên phải nằm ụ dưới ruộng như con Khủng Long bị ngã qụy trên hoang đảo (xem hình trước trang 331& 333)


     Thế là hai Phi công và hai chuyền viên của Hoa-Kỳ đeo sát theo Đại đội trừ bị, lội bì bỏm dưới ruộng nước.Tuy nhiên có lệnh khẩn cấp là bằng mọi giá phải đem đoàn viên Phi hành nầy ra khỏi vùng hành quân, dù rằng, họ đang được bao quanh bởi quân bạn. Thình lình trơ-trọi một chiếc H.21 quay trở lại để đón bạn, nhưng lại không cứu được ai, mà một mình chịu trận với hàng chục khẩu súng nhắm vào đến đổi phải lại nằm ù tại chỗ, cách chiếc trước chưa đầy 100 thước.
Lại thêm một lệnh khẩn cấp thứ 2 truyền ra, là phải cấp cứu tất cả 2 đoàn viên Phi hành H.21 về Hậu cứ gấp. Vị phi tuần Trưởng-trực thăng võ trang nói trong vô tuyến, để đích thân ông sẽ đi cứu họ; Vann bảo Phi-công L.19 bay thật thấp trên đầu địch và lấy trọng tâm nơi 2 chiếc Trực Thăng bị rớt làm trung tâm bay vòng tròn. Dù rằng Vann chẳng sợ súng đạn, nhưng súng đạn của VC lại sợ Vann nên không dám bắn lên. ‘Đây là một trò chơi chiến tranh rất khôn ngoan củaVC’
Còn đối với Hoa-kỳ lại là 1 bài học vở lòng, ở trang đầu về học thuyết chiến tranh du kích
Vann vô cùng tức giận: “Sao họ (phi hành đoàn) lại không chịu nghe lệnh của mình?” Đúng ra, Phi hành đoàn phải tuyệt đối nghe theo lệnh của vị Tư-lệnh chiến trường, hơn nữa Vann nắm vững tình hình chiến trận, vì ông đã ngồi quan sát trên 2 chiếc L.19 thay phiên nhau bao vùng hành quân từ lúc tờ mờ sáng tới giờ lựng. Nhưng có điều hơi lạ, là Vann biết chắc vị Sĩ quan chỉ huy Phi hành đoàn sẽ không để ý gì đến huấn lệnh của ông, nhưng tại sao Vann không bàn thẳng-thắn ngăn chận hủy bỏ cuộc đỗ quân, hay điều động họ đáp qua chỗ khác, mà trong phóng đồ hành quân đã ấn định? Đây cũng là một bài học đáng kể, nhưng trước sau gì thì Hoa-kỳ cũng sẽ kiện toàn lại cơ cấu chỉ huy, tại chiến trường VN, sự học hỏi về chiến thuật du kích của họ đã phải hy sinh oan uổng cho một số binh sĩ của VNCH. Đó cũng nằm trong kế hoặch về tham mưu của Nhóm Harriman để ép buộc TT Kennedy phải cho quân đội Mỹ tập trận thiệt tại thao trường thật tiển tại Việt Nam
Vị Sĩ quan chỉ huy của Toán Trực-thăng UH.1 đang bay vòng chung quanh trên 2 chiếc trái Chuối đã bị bắn nằm ụ dưới ruộng nước (Phi hành đoàn UH.1-A gồm có 3 người) để tìm kiếm 2 đoàn viên Trực- thăng H.21 đang lẩn quẩn dưới đó, trong khi 4 chiếc Võ trang UH-1C đang nhã đạn và hỏa tiển theo dọc hàng cây quanh đó, để áp đảo VC, đồng thời cũng yểm trợ cho một chiếc UH-1A đáp xuống để cứu 2 Phi hành đoàn H.21. Chiếc HU.1-A của Phi đội Trưởng đang giảm máy làm vòng cận tiến xuống thấp để đáp. Khi chiếc UH.1-A toan đáp, nhưng không biết rõ địch tình, quá tin tưởng vào 4 chiếc Võ trang đang quần thảo áp đảo VC mà quên rằng bên dãy hàng Dừa và ở các bụi Tre-gai, nơi đó có vô số hầm trú ẩn được ngụy trang rất là cẩn thận chắc chắn dưới các gốc Tre bao phủ dưới đó. Lúc chiếc UH.1-A gần như ngóc đầu khựng lại để đáp thì chỉ trong vòng một phút thôi, tất cả xạ thủ của VC đều ra khỏi hầm và tập trung hỏa lực vào chiếc UH.1-A nầy, vô số đạn ghim vào Trực-thăng đến nỗi nó phải lật úp qua bên phải và nằm một đống, cách 50 thước sau 2 chiếc H.21 (xem hình 3 chiếc nằm ụ nơi trang 331, Volume-1)

    Hôm nay VC đã lập được thành tích trong chiến tranh là đã bắn rơi được 4 chiếc Trực- thăng; Chiếc H.21 thứ 3 vì trúng đạn quá nặng nên trên đường về, phải đáp ép buộc xuống trên một thửa ruộng , cách đây vào khoảng 5 cây số về hướng nam, Phi hành đoàn được cứu thoát, bình an vô sự. Du kích của VC đã hồ-hởi khi nhắm vào một đoàn Trực-thăng, gồm 15 chiếc thì có 14 chiếc đã bị trúng đạn, chỉ trừ có 1 chiếc UH.1-C là đã may mắn không trúng viên nào cả! Phi-công Hoa-kỳ chắc chắn đã tởn mặt cho biết thế nào là lễ độ, không còn dám cười khinh-khĩnh khi nghe người Cơ phi thông báo cho họ biết là đã thấy một du kích, trong vị thế quỳ một chân để bắn lên Trực Thăng
Trung Sĩ Bowers, nhún mình đứng dậy chạy phóng tới chiếc UH.1-A vừa mới bị bắn rớt, nước dưới ruộng cạn lấp xấp như kéo chân hắn lại, không cho hắn đến để tiếp cứu đồng đội. Hắn mừng thầm trong bụng, chắc Chúa đánh động hay sao mà hắn được đi chung với một Tiểu đội gan dạ và nhạy bén trong chiến đấu như vậy. Chiếc UH.1-A, nằm nghiêng một đống bên phải như một con quái vật nỗi lên trên hồ nước. Trên cánh đồng ngập đầy nước giống như một cái đập được chấn ngang bằng bờ đê khá lớn, nơi đó tiếng động cơ của Phản-lực gầm thét tức tối vì bị rớt gãy văng ra khỏi buồng máy; Với cái trớn vẫn còn quay của cánh quạt chính, đang bị cong vòng, chém xuống mặt ruộng rời rạc, dẫy dụa oằn-oại như một con quái vật dẫy chết; Bowers đang lo sợ sẽ bị phát hỏa và nổ tung, vì số xăng JP-4 vẫn còn nhiều ở giữa bụng Trực-thăng. Viên Phi-công phụ, ngồi bên ghế trái, chưa hoàn hồn, hắn lui cui mò mẩm để tìm lối thoát ra ngoài, và đang lom khom chạy đến mô đất khá to gần đó để tránh đạn
Bowers la to gọi người Phi-công phụ, nhưng nó cũng chẳng ơi hởi trả lời mà cứ ngồi lì nơi đó như kẻ mất hồn; Hắn thấy không trông mong gì về viên Phi-công phụ nầy sẽ cùng chung phụ lực để lôi đoàn viên ra, vì còn kẹt ở trong buồng lái. Con quái vật hoàn toàn nằm bẹp lún sâu xuống ruộng, nằm nghiêng hẳn về phía trái. Cũng may cánh cửa bên phải đã gãy một phần rơi cách đó không xa mấy. Bowers cố gắng đẩy phần còn lại của cánh cửa, và mở dây nịt an-toàn, lôi mạnh viên Phi công ra, Phi công trưởng đang ở trong trạng thái thẩn thờ, ngớ ngẩn, gần như mất hồn không còn biết gì cả; Ông bị thương ở chân vì lúc rơi ngã về bên phải, nhưng cũng còn lại được chút ít trí khôn để quàng qua vai Bowers, cà nhắc đi vào mô đất cùng với viên Phi công phụ mới vừa thoát hiểm.
Bowers hấp tấp trở lại để cứu viên Cơ-phi, viên Trung-sĩ già, da đen có cái tên trên túi áo là William Deal; Tiếng máy phản lực UH-1 vẫn còn nỗ gầm thét như muốn đe dọa sẽ nỗ tung ra từng mãnh. Trước khi UH.1 rơi, Deal ngồi nai nịt cẩn thận, bắn trả lại với khẩu súng trung-liên trong tay, Bowers nghĩ rằng: chắc khi rơi xuống đất quá mạnh nên hắn bị bất tỉnh và đang ngồi ở vị thế ngồi chổng ngược, theo vị thế khung-phòng Trực-thăng bị vặn uốn cong queo, Bowers nghĩ làm cách nào lôi nó ra trước khi Trực-thăng phát hỏa. Chỉ còn một cách duy nhất là, đi từ trước ra sau; và lôi nó ra ngược lại về phía trước; Bowers đạp mạnh mớ kiếng nhựa vụn bể dỡ dang ở đằng trước trực-thăng, xong ông leo vào trong. Deal vẫn ngồi chổng ngược, nên Bowers cho rằng Deal bị bất tỉnh, vì lúc rơi chạm xuống đất quá mạnh. Chiếc nón bay bằng nhựa cứng và sợi dây nghe đang xoắn tréo vào cổ của Deal trong thế ngồi bị chổng ngược. Bowers gở sợi dây nịt an-toàn, và sợi dây dưới cằm của Deal ra và lột cái nón bay ra khỏi đầu của hắn để không còn vướng mắc khi phải kéo lê hắn ra khỏi Trực-thăng; Trong khi Bowers lột chiếc nón bay của Deal ra khỏi đầu hắn, thì lúc đó Bowers mới phát hiện ra là vì “Ông đang cố gắng hết mình để cứu một người bạn đã chết, mà không sợ trực-thăng phát hỏa!” Deal đã bị một viên đạn khắc nghiệt ghim ngay vào đầu, và chết ngay tức khắc, lổm chổm gần quanh đó có vô số vết đạn ghim thủng.
     Thình lình, tiếng động cơ của phản-lực sau một thời gian gầm thét, giờ thì cũng đã tắt lịm vì đã hết nhiên liệu, (hình đầu của bài nầy, chiếc HU-iA đâm xuống ruộng nước, văng đầu transmission ra xa cách đó khoảng vài chục thước nhưng may mắn không bị phát nổ, khi Bowers vào cứu Phi hành đoàn. Dù sao đi nữa, Bowers cũng phải rán gồng mình kéo lê cái xác của Deal ra khỏi Trực-thăng. Bowers là người nhà quê, khỏe mạnh của Tiểu bang Minnesota, thói đời thường khinh rẽ chê bai người nhà quê nầy nọ, nhưng thử nghĩ có được mấy nhà trí thức, mà làm được những việc như Bowers đã làm? Bowers là người Nông dân nên gân guốc nỗi lên cuồn cuộn; Thuộc thế hệ thứ 3 của dòng dỏi có 2 dòng máu Đức và Do Thái, từ lowa di chuyển qua Minnesota, dòng họ Bowers xuất thân từ công nhân mỏ than ở North Dakota. Bowers cao, khoẻ, vạm vỡ hơn Vann rất nhiều; Còn Vann, chỉ cân nặng có 150 cân Anh, dạng người Mỹ như vậy là quá mảnh khảnh, nhưng cái đầu thì nặng hàng tấn.
Deal, vì quá nặng, nên Bowers ì-à, ì ạch mãi mới kéo được Deal ra khỏi Trực-thăng, sức cũng đã cạn dần, nhưng Ông vẫn tiếp tục, một tay sốc nách, còn tay kia nắm chặt chiếc áo bay màu xám Phi hành của Deal, kéo lê người chiến hữu vắng số qua khỏi phần ruộng nuớc…đến một mô đất cao, để nhập chung với 2 Phi-công đang ngồi bệt trên đó trông như kẻ mất hồn, thình lình có tiếng nổ ì-đùng sau khi nghe tiếng rú, dường như bazooka của VC đang nhắm bắn về hướng mô đất mà Bowers và Phi hành đang cố bám để ẩn núp? Bowers tự nhũ “Sao mình đần độn đến thế, Deal đã chết rồi mà” Mình không thể cứu hắn sống lại được! Và hắn vội thả nhẹ Deal nằm xuống dưới ruộng khô mà lòng vẫn còn bị cắn rứt vì đã không tôn trọng người vắng số; Nhưng có ai nỡ trách Bowers trong hoàn cảnh phải tự bảo vệ lấy mạng sống của mình chứ, dù sao thì Deal cũng đã chết rối, Bowers đang cùng ẩn núp dưới mô đất với 2 Phi-công
Tại Hoa-Kỳ, xuất TV đầu tiên trình chiếu cuộc chiến nóng bỏng tại Việt-Nam, và đứa con trai lên 7 tuổi của Deal, nhà ở Mays-Landing, New-Jersey, nó nhìn thấy được hình ảnh của Cha nó đang tham dự hành quân và bị tử thương. Gia đình Deal, cùng mọi người đang chăm chú theo-dõi truyền hình, khi thấy rõ chiếc Trực-thăng UH.1-A bị bắn rớt, thì thằng nhỏ 7 tuổi thét lên! “Coi kìa, Cha tôi” và nó đã òa lên khóc nghe rất thảm thiết, 6 tiếng đồng hồ sau, gia đình Deal đã nhận được một tin sét đánh, từ Ngũ-Giác-Đài báo về xác nhận Deal đã chết.
Bowers trườn đến chiếc Trực-thăng H.21 thứ 2 bị rơi cách đó không xa, hắn thấy rõ người xạ thủ của Phi hành đoàn đang nằm núp dưới nước sau bánh xe của Trực-thăng H-21, bỗng dưng tiếng rít gió của tạc đạn hỏa pháo Bazooka nỗ đoành cách đó khoảng trăm thước, nhưng chỉ làm nước văng lên tung tóe, hắn hụp đầu xuống bùn trong giây lát rồi lại tiếp tục trườn đến Trực thăng. Người chỉ huy của VC điều động một Tiểu đội chạy dọc xuống hàng cây, song song hướng Bắc của các Trực-thăng bị nằm ụ, và bắn từng phát một những trái phóng lựu đến Trực-thăng, toan phá hũy để làm di tích chiến thắng, nhưng rất tiếc là tầm đạn đạo không đến được, nên chỉ phát nổ lưng chừng hoặc làm bùn nước văng lên tung tóe khi chạm nổ.
     Bây giờ cảnh vật đồng quê trở lại thanh vắng lạ thường, xem ra ngay đến một trái đạn rơi gần nơi đó cũng không thấy; sự thật chẳng qua đây là lần đầu tiên họ xữ dụng súng cối vì trái đạn nầy rất quý hiếm, làm gì họ có cơ hội để luyện tập! Khi Bowers vừa bò trườn tới chiếc H-21 thứ 2 thì tiếng súng hoàn toàn yên lặng đến dễ sợ, Bowers suy diễn một hồi lâu, có lẽ VC đã tìm cách rút lui vì chúng không còn hoả lực mạnh và rút lui để bảo toàn lực lượng, chúng cũng rất khôn ngoan không dại gì chịu bị một trận địa pháo hay phi cơ oanh kích
Người Binh nhất, xạ thủ trẻ đang run rẩy cố dìm thân mình xuống sâu hơn dưới nước bùn một tí nữa để tránh đạn, lấp ló đôi mắt cạnh bánh xe Trực Thăng nhìn về phía có tiếng xào xạc đang trườn tới của Bowers; trông ngoại cảnh như một con quái vật khổng lồ đang dẫm một chân nghiền nát con mồi.
Bowers la to lên như muốn trấn an người chiến hữu cùng một Tổ-quốc đang thi hành chính sách quân dịch G.I “Họ đâu cả rối”
Người lính trẻ thều thào trả lời tiếng được tiếng không: “Phi-công đã bỏ chúng tôi chạy theo Bộ Binh VN rồi!” Vừa nói nó vừa chỉ tay về hướng bờ đê bên trái, nhưng tôi không thể nào bỏ bạn tôi một mình ở nơi đây! “Chỉ là một chiến sỉ quân-dịch G.I mà còn nêu cao tình đồng đội như vậy, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè trong lúc nguy-nan nầy, thật cảm động và đáng khen cho tình nghĩa phi hành!
     Bowers ngắt lời hỏi ngay “Hắn đâu rổi!” hắn đang bị thương, tôi không thể trèo lên đem hắn xuống, vì đã nhiều lần tôi toan nhảy lên thì VC bắn vào xối xã nên tôi phải nằm xuống nước núp lại, vừa nói hắn vừa chỉ ngón tay về phía rừng Tre trước mặt. Bowers chỉ tay về phía sau lưng, nơi mô đất mà 2 Phi-công đang núp ở đó và bảo “Anh bò trườn tới mô đất ở đàng kia, núp ở đó chờ Tôi…và anh sẽ gặp Trung-úy Đai-đội trưởng và 2 người bạn anh ở nơi đó!”
Bowers uốn mình, nhanh như chớp phóng lên sàn Trực-thăng, có vài tràng đạn súng nhỏ rời rạc bay đến nhưng rơi lỏm bỏm xuống nước ở đàng xa, trên mặt ruộng nước tạo thành những vòng tròn, giống như vài con cá to đang trồi mình lên ăn móng. Bowers cũng lăn-cuộn tròn trên sàn nhôm, cố đến gần người thanh niên trẻ đang bị thương, hắn bàng hoàng khi nhìn thấy khung phòng Trực-thăng bị vô số mảnh đạn xé nát; Rồi không khí trở nên im lặng một cách kỳ lạ đến khó thở! VC đã bỏ ý định bắn vô ích vào một chiếc Trực-thăng đã nằm ngã quỵ bất động trên ruộng nước tự bao giờ; Cơ-phi Braman như kẻ mất hồn bàng hoàng nhìn Bowers với đôi mắt cầu cứu nơi quới nhân, nhưng trông hắn không có vẻ gì là bị thương trầm trọng. Hắn vừa mới bị trúng đạn khi anh dũng bắn trả hết băng đạn Carbine và đang nạp vào băng đạn thứ 2, khi lom khom cuối xuống thì một viên đạn xuyên qua bả vai bên phải, buộc hắn ngã bật ngữa trên sàn nhôm.
Rốt cuộc, phi hành đoàn H-21, gồm 4 người mà chả giúp gì được nhau Bowers lấy dao rọc cắt chiếc áo phi-hành dài xuống tận lưng của Braman và đang chăm chú nhìn vào tình trạng vết thương để tìm cách săn sóc. Dường như nó không có gì gọi là trầm trọng cho lắm, chiếc áo giáp thì lố nhố nhiều vết đạn của mẫu quốc chế tạo, xa ra khỏi viền áo là 1 viên đạn xuyên qua ngọt ngào dưới cánh xương bả vai để lại một lổ tròn đang rỉ máu. Mọi người lính chiến đấu ai cũng phải được trang bị một loại băng cứu thương, thế nên Bowers chụp ngay băng cứu thương nơi dây nịt của Braman, mở toạc ra úp ngay vết thương, rồi Bowers lấy cuộn băng của mình băng vào lổ sau lưng của vết thương, cuốn quanh nơi cổ và nách để giữ chặt vết thương khỏi bị nhiễm trùng. Rồi thì Bowers đặt nhẹ lưng Braman xuống sàn tàu để giữ vết thương bớt rỉ máu
Bowers đang suy gẩm một hồi lâu, rồi đi đến kết luận, Braman phải ở lại trong long cabin Trực- thăng để được an toàn hơn vì ra ngoài vết thương có thể trở nên trầm trọng, dễ bị làm độc bởi nước bùn quá dơ bẩn khi thấm vào. Bowers ôn tồn giải nghĩa cho người Cơ phi trẻ tuổi và được sự gục đầu hiểu biết của Braman
     Bowers lấy bình nước của mình đưa cho Braman hớp vài ngụm và nằm bên cạnh hắn giây lát để an-ủi qua những câu chuyện tâm tình tự nhiên hơn bao giờ hết, Braman cảm thấy quá gần gủi và thân mật với Bowers. Hắn tâm tình và dường như muốn nhắn nhủ điều gì với Bowers; Braman vói tay qua bên cánh tay không bị thương một cách khó khăn, lấy ra trong bóp một chiếc ảnh vợ của hắn và nói: “Gee, tôi hy vọng sẽ được trở về nước sớm để gặp lại nàng!” Với cặp mắt tin tưởng bao đảm của Bowers: “Đừng lo, anh không đến nổi gì trầm trong...chắc chắn sẽ gặp lại nàng thôi” Bowers nói tiếp cho hắn vững lòng: “Đừng lo, Chúng tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh ra khỏi chỗ nầy càng sớm càng tôt!” Và Bowers nói hắn nằm yên nơi đây chờ đợi, Bowers phải rời khỏi nơi đây để tìm cách cứu phi hành đoàn, cũng không xa lắm quanh quẩn đâu đây, hứa chắc không bỏ rơi hắn, Bowers bò trên sàn tàu đến cửa Trực-thăng, và lăn nhào xuống ruộng nước, lại thêm một tràng đạn vô ích, nổ rời rạc bay tới rơi lỏm bỏm xuống nước

Đến giờ nầy vị Trung-úy Đại đội trưởng mới có thì giờ nói được tiếng Anh khi Bowers đến gần ông; Bowers dồn dập hỏi: Tại sao Lieutenent phải cho đại đội dừng quân tại chỗ để ẩn núp bên cạnh sườn phía Nam của dãy hàng cây, chờ pháo binh bắn yểm trở với tình trạng như thế nầy thì quá nguy hiểm khi phải phân tán đại đội để tấn kích vào một mục tiêu mà mình đang ở ngoài đồng trống, trong khi VC có thế đất phòng thủ vô cùng vững chắc; vì thế toàn đại đội phải tập trung lại để chống đỡ nếu chẳng may VC điên rồ bung ra tấn công mọi hướng. Nhưng đây VC không tấn công mà chỉ để bắn sẻ vì Phi-công Trực-thăng đã thả đại đội ngay tầm đạn của địch không hay biết; chỉ có một cách duy nhất và linh động lui quân về sau xa hơn tầm đạn của VC, điều nầy lại xa rời với lệnh hành quân tấn kích chớ không phải lui binh. Hậu quả quân bạn sẽ bị thiệt hại nặng nề do Phi Công dẩn đạo chỉ huy không thèm nghe lệnh của Vann: thoạt đầu VC dùng tất cả hỏa lực để bắn Trực-thăng, sau đó họ tập trung nổ lực tiêu diệt Bộ-binh càng nhiều càng tốt, cho đến khi mặt trời lặn thì mới mon men rút lui dọc theo các mương rạch; điều dễ hiểu rút lui vào ban ngày sẽ bị tiêu diệt lần mòn trên đường rút lui, còn như cố thủ sẽ được các hầm hố đào sẳn cũng như các chướng ngại vật thiên nhiên như các gốc Tre che chở, được bảo vệ an toàn hơn qua bao thế hệ kinh nghiệm chống Nhựt và Pháp
Quả thật, đại đội nầy phải nằm đây chịu trận trong tầm bắn sẻ của VC, một số chết tốt và một số bị thương bởi những viên đạn xuyên qua từ hướng Đông, bên cánh phải bay vút đến trúng vào mông hay phần sườn dưới sau lưng, trong khi cả đại đội đều nằm sát cạnh bờ đê của ruộng nước được che phủ tương đối là khá bảo đảm. Dưới tầm nhìn từ trên không, tôi nghĩ, trong khi Đại đội đang chú trọng về vùng hàng cây trước mặt, phía trước có một con kinh tương đối ở ví trí cao hơn bờ ruộng và đó cũng là điểm thuận lợi cho tầm quan sát và điều chỉnh đạn đạo; mà quên rằng quân du kích bắn sẻ đã leo lên trên các ngọn cây dừa về cạnh sườn phía Đông để bắn sẻ từng phát một, mà quân bạn khó phát hiện từ đâu bắn tới, khiến cho phần lộ diện lú ra, được trông thấy rõ qua điểm cao của bờ đê. Toán VC nhiều nhất ở tuyến hàng cây bờ Bắc đang lên tinh thần vì họ đã khóa chân đại đội Bộ Binh đang nằm trong tầm đạn của chúng, mọi cuộc động binh của đại đội đều bị VC khống chế, Bộ-binh bị lần lượt rụng rơi qua cuộc bắn sẻ của 1 Tiểu đội của VC đang ở vị thế thượng phong là trên các đọt cây Dừa, cây Cau. Và tại sao Trung úy Đại đội trưởng phải cho lệnh nằm thật sát vào cạnh gốc bờ đê chìm sâu xuống ruộng nước để tránh đạn, và một điều vô cùng bất lợi là không có ai dám nhoi người lên lộ diện để bắn trả, hay chỉ đưa nòng súng tựa qua bờ đê bắn trả một cách như lấy lệ giữa sự chứng kiến của VC trên hàng Dừa cao nhìn xuống. Quả thật phi công Mỹ cần tập luyện chiến trận là hoàn toàn đúng trong ống kính của Permanent Government cảnh báo hành pháp Kennedy, “Muốn bảo vệ hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh là vậy đó” Chờ gì mà không đem G.I qua tập luyện chiến trận thiệt?
Cuộc chiến Ấp Bắc gây ra không biết bao nhiêu chuyện xích mích giữa TT Diệm và hành pháp Hoa-Kỳ, về cấp giữa thì có Tư-lệnh Sư-đoàn-7 với John Paul Vann, còn dưới cấp nhỏ giữa Trung-úy ĐĐT và Thượng Sỉ Bowers. Trên thực tế thì Bowers muốn liên lạc với Vann trên L.19 để điều động pháo binh cũng như phi cơ oanh kích, giãi tỏa áp lực của địch và cứu phi hành đoàn, vì Bowers tự cho rằng mình đã có khá nhiều kinh nghiệm về ‘tiền sát viên’ cho súng cối 81 ly của một đại-đội chiến thuật, nhưng Trung-úy ĐĐT vẫn không cho vì những tần số nầy phải được thường xuyên liên lạc với Thượng cấp. Cấp nhỏ với nhau thật dễ giải quyết, mặc dù Bowers viện dẫn cũng như hù rằng, pháo binh và phi cơ chiến thuật sẽ cứu họ ra khỏi chỗ nầy, nếu không chốc lát đây VC sẽ tấn công tràn ngập vào Đại đội, nhưng một lần nữa Trung-úy dứt khoát không được (người viết vẫn luôn đồng ý với Trung úy vì đây là trách nhiệm của đương sự) Dầu sao ở cấp dưới từ chối hay đối chọi với Mỹ cũng dễ dàng hơn ở cấp cao, tôi còn nhớ hồi còn làm Phi-đoàn trưởng, tôi đã từ chối không muốn nhận có Cố vấn trong Phi đoàn của tôi. Trong một buổi họp tôi có trình với Đại Tá Cố Vấn Trưởng Surrat tại Sư-Đoàn 1 K.Q, Đà-Năng: “với cấp Thiếu-tá chỉ làm Phi-đội trưởng là cao nhất, thì làm sao có kinh nghiệm để làm Cố-vấn Phi Đoàn) Tôi lập bập lỏm bỏm tiếng Anh: “Have advisor having problem, No advisor no problem” thế là từ đó trở đi phi đoàn tôi không có Cố vấn.
Vị Thiếu-úy tiền sát viên được chỉ định theo Đai đội đang theo dõi liên lạc với hậu cứ tại phi trường Tân-Hiệp, Mỷ Tho. Ông đang nằm cách đại đội khoảng 10 thước; Và cũng đang hướng dẫn tác xạ, truyền chuyển tọa độ về Trung Tâm Hỏa Lực thuộc Bộ Chỉ Huy Sư-Đoàn 7; Thỉnh thoảng những trái đạn hú trên không gian rơi xuống vào những nơi xa về hướng Bắc, trật mục tiêu gần 500 thước, tiền sát viên chủ đích bắn hơi xa, để rồi điều chỉnh kéo lần về hướng mục tiêu, như thế an toàn cho quân bạn hơn, sau khi 8 trái đạn 105 ly nỗ vang dội ngoài ruộng nước, Bowers xỏ miệng xía vào “kéo về Nam 100 thước”, thậm chí còn đòi chụp máy liên lạc, nhưng 2 sĩ quan từ tốn trả lời: “không được chúng tôi đang điều chỉnh pháo binh kéo về mục tiêu ngay dãy hàng Dừa trước mặt” Dầu sao phải thông cãm ở cấp dưới rất dễ dàng giãi quyết với nhau hơn

Hỏa lực yểm trợ hành quân bao vùng gồm có Đai bác 105 ly và súng cối nặng 4.2-inch đang trải dài theo trục lộ phía Nam của cuộc hành quân, Bowers vô cùng nóng ruột muốn liên lạc với Vann trên L.19 và với Ziegler ở Bộ chỉ huy tiền phương Tân Hiệp mà không đươc “làm sao báo cáo tình trạng của phi hành đoàn để Vann cứu họ ra khỏi vùng khói lửa đây” Chắc hắn tức muốn ói máu, nhưng đây là giá phải trả đối với một chính sách trịch thượng của chính quyền nước hắn. Tại sao những lần hành quân trước, hắn không bị một chút trở ngại nào khi mượn vô tuyến của Bộ-binh Miền Nam; Vì thế hắn đinh ninh cũng sẽ được như trước, nên không đem theo máy vô tuyến để liên lạc với những người đồng hương!
Một viên đạn vô tình đã làm trọng thương người lính mang máy truyền tin ở sau lưng, rồi thêm một viên đạn nữa trúng vào máy làm anh chúi mũi chìm xuống vũng bùn không một tiếng rên-xiết; Bỗng chốc xa về phía chân trời từ hướng Bắc, 2 chiếc khu trục AD-6 Skyraider cánh quạt đang hùng dũng bay đến, một hiện tượng cứu nguy đang làm đại-đội nầy lên tinh thần, giờ họ chỉ còn chờ đợi những quả bom chính xác tiêu diệt chúng. Tuần tự từng chiếc một nhào xuống thật thấp để thả bom napalm, nhưng lại không trúng vào mục tiêu như đã ước đoán, Phi công AD-6 lại thả phá hủy dãy nhà tranh mà hồi sáng Trực-thăng võ trang đã oanh kích xong, thay vì mục tiêu chính yếu là chỗ VC núp sau bờ đê của con kinh đào khá lớn. Sau tiếng bùng nổ ấm áp của napalm, sức nóng kinh khủng kéo dài được đôi phút làm nghẹt thở những người ảnh hưởng gần nơi đó; Làm sao VC chịu nổi sức nóng khủng khiếp như vậy; Cả đại đội bừng dậy nhìn hiệu quả của bom napalm mà tự cho rằng cơn nguy kịch đã bắt đầu trôi qua, từng cái chúi mũi thẳng đứng xuống.rồi từng chùm bom, rockets phóng hỏa vào những dãy nhà tranh trong sự hớn hở lên tinh thần cho quân bạn; nhưng thình lình 2 chiến sỉ đứng cạnh Bowers ngã lăng ra chết tốt vì những tràng đạn từ bìa rừng cây trước mặt bắn tới; mọi người lại cùng một lượt, không ai bảo ai, nằm úp mặt sâu xuống bùn để tránh đạn, báo hiệu VC vẫn bám trụ vào những công sự phòng thủ để được che chở và chờ đến đêm tối mới chịu rút lui trong êm thấm.
Bowers cố lỏ con mắt nhìn về phía rừng Dừa, nhưng chẳng thấy có dấu hiệu nào VC chịu rút lui, hoặc động binh đổi vùng, có nghĩa là VC ở lì và cho ăn-thua đủ; Hắn nói với Trung úy ĐĐT như van xin: “cho tôi mượn máy để liên lạc”, nhưng vô ích Vị Trung úy, “tôi sẽ cho khu-trục dội Bom ngay xuống hàng cây trước mặt”
Vann như một tù nhân bị nhốt chặt trên không ở ghế sau của chiếc L.19 quan sát với đầy sự kinh hoàng lẫn giận dữ cùng nỗi thất vọng chán chường, Vann đang nghĩ đến trách nhiệm cứu sống 1 Cố vấn và 3 phi hành đoàn Trực-thăng đang kẹt lại ở dưới vùng lửa đạn, dù họ có chết hay bị thương làm sao Vann biết được, nên sự bồn chồn trong dạ làm thân người của ông đã bé nhỏ càng thêm teo-tắt, xuống sắc vì trách nhiệm đang đè nặng lên ông. Trong khi từ lúc triễn khai cuộc hành quân cho đến giờ quân bạn chưa thấy mặt kẻ đối địch, mà chỉ biết được những loạt đạn từ bìa rừng Dừa trước mặt bắn tua tủa về hướng Nam vào Đại đội đang núp; và rời rạc vài viên đạn bắn sẻ từ trên ngọn cây Dừa, Cau bắn xuống vô chừng khó phân định được hướng. Suốt cả ngày hôm nay, quân bạn chỉ thấy được 1 tên du-kích chạy băng ngang hàng cây về phía bìa Nam, có lẽ tên giao liên đưa tin; và sau đó 2 tên du-kích bên kia bờ kinh đào chạy thoáng qua để đổi vị thế.
Ngay sau khi chiếc UH-1.A bị bắn rớt, Vann kẹp chiếc máy truyền tin không lớn lắm vào hai bắp vế, gọi ơi-ới trên những tầng số đã điều chỉnh sẳn để chuyền lệnh cho Đai-úy James Scanlon và Robert Mays. Scranton người Sĩ quan gương mẫu và can đảm luôn luôn thích thú với chi-đoàn M-113 hành quân ngoài mặt trận, thật ông xứng đáng là Cố vấn của Lữ đoàn thiết kỵ do Thiếu-tá Lâm-Quang-Thơ kiêm Tiểu-khu trưởng Mỹ Tho chỉ huỵ. Dù rằng làm Cố vấn cho Lữ-đoàn nhưng ông lại luôn tham dự bên cạnh Chi-đoàn của Đại-úy Lý Tòng Bá
Vann bấm máy kêu gọi: “Walrus, đây là Topper Six, gọi...trả lời” Ông ép ống nghe sát vào tai để nghe được rõ hơn, mắt dáo dác trông ngóng sự trả lời của Đai-úy Mays hoặc Scanlọn. Bỗng có âm thanh rồ rồ trong tai Vann: “Topper Six, đây Walrus, tôi nghe 5/5 trả lởi” Vann hiểu ngay tiếng nói của Scanlon (Walrus là danh-hiệu của Cố-vấn Mỹ đi trên M-113) Hắn tiếp tục với giọng nói run rẩy như linh tính, chờ một tin xấu sắp được Vann cho biết. Trong hơi thở nóng hổi dồn dập, Vann trả lời: “Walrus đây Topper Six, Tôi cho anh biết, tôi đã được 3 lần báo cáo rằng: 3 chiếc Trực-thăng bị bắn rớt tại vùng hành quân cùng với 1 đại đội đang bị sa lầy trong tầm đạn của VC, ở tọa độ X.S 309539, tôi lập lại X.S 309539, Walrus nhận rõ chưa trả lởi” Khi biết chắc rằng Scanlon nhận được, Vann tiếp tục: “Nói với người chỉ huy M.113 (đại-úy Bá) điều động tất cả con Cua chạy thẳng về đó, và phải cho Ông ấy biết rằng, đây là trường hợp vô cùng khẩn cấp”
Scanlon mau mắn trả lời “Topper Six, Walrus đã nhận rõ… hết” Đồng thời Vann cũng đáp lại “Topper Six...hiểu…chấm dứt,” liền sau đó Vann ra lệnh cho Phi cơ L.19 bay xuống thấp về chỗ 3 chiếc Trực-thăng bị rớt, ông cũng thấy được Ðại đội đang dàn ngang sau con kinh đào, nhưng không có ý định toan tính tiến về phía hàng cây phía Tây của Ấp Bắc, vùng vừa bị đạn và bom napalm đốt cháy sạch. Người chỉ huy VC ra lệnh rán cố gắng hạ cho được chiếc Phi-cơ quan sát L-19 để cho có đủ loại Phi cơ hòng khoe với thế giới. Mỗi lần L.19 bay sà ngang, VC đợi vừa lướt qua là nổ súng vói ngay phía sau đuôi, như thế Phi công không biết chúng ở đâu, nhưng nhờ vào những viên đạn lửa nên Phi-công cũng biết để cố tránh. Người Phi-công Hoa-kỳ lái chiếc L.19 cũng rất gan dạ, ông sà xuống hơn chục lần trên đầu quân bạn để nắm vững tinh thần cũng như 3 phi hành đoàn Trực thăng đang chờ cấp cứu, nhưng mỗi lần sà xuống như vậy đều khác hướng. Dĩ nhiên tốc độ phải gia tăng để tránh né tránh tầm đạn của địch, chiếc L.19 nhào qua nhào lại không biết bao nhiêu lần mà không trúng dù chỉ một viên đạn, có lẽ L.19 quá nhỏ?
Khi chiếc L.19 lấy cao độ, thì Vann nghe được trong vô tuyến tiếng của Scanlon:
“Topper Six, tôi có vấn đề trở ngại, người chỉ huy M113 không chịu điều động mấy con Cua đến vùng hành quân” (Đại-úy Lý Tòng Bá)
Vann sau một hồi chưởi thề tùm lum, ông tiếp “Họ có biết đây là trường hợp khẩn cấp không, nếu trái lệnh sẽ bị ra toà án quân sự” Scanlon đáp ngay: “Topper Six, tôi đã mô tả tình trạng khẩn cấp y như Topper Six đã nói, nhưng họ đáp lại vắn tắt có vài chữ: “Tôi không được quyền nhận lệnh của người Mỹ!” (Thiếu tá Thơ ra lệnh cho Ðại-úy Lý Tòng Bá theo chỉ thị của TT Diệm?)
Vann đáp lai: “Tôi sẽ liên lạc Walrus sau”, rồi đổi qua tần số của Ziegler tại Tăng-lều chỉ huy ngay phi trường Tân-Hiêp. Ra lệnh cho Ziegler phải mau gặp Đai-tá Đạm ra lệnh cho Đai-úy Bá đem các con Cua vào vùng hành quân gấp, tình trạng nầy không thể chậm trể được. Nhưng trên thực tế nhờ có máy móc theo-dõi, nên nơi Tăng lều chỉ huy tại Tân Hiệp, tôi đang túc trực hành quân nên được biết mọi việc vừa xãy ra; Vài phút sau, Zeigler trả lời cho Vann biết rằng, Đai Tá Đạm đã đồng ý và đang ra lệnh bằng hệ thống truyền tin của Sư-Đoàn
Chiếc L.19 của Vann đang bay vòng chờ trên 1000 bộ thuộc vùng Ấp Bắc, không ngoài mục đích đánh dấu nơi vùng đang hành quân, tuy nhiên sau một hồi, Vann lại ra lệnh cho Phi-công bay đến 13 chiếc M.113 đang chuẩn bị tiến đến vùng hành quân, liền tức khắc, Vann đổi qua tần số gọi Scanlon, chú trọng đến đám khói trắng những nhà lá vừa bị Trực-thăng võ trang bắn cháy, cứ theo đám khói trắng đục đó mà nhào tới. Chắc giờ nầy Đại-úy Bá đã nhận được lệnh của Sư-Đoàn rồi thì phải! Mau mau chạy nhanh về mục tiêu, Scanlon có trách nhiệm thúc dục người bạn của mình lời cảnh báo của Vann
Ngay sau khi nhận được lệnh, Đai-úy Bá cho Thiết đoàn chạy thẳng đến Áp Bắc, nhưng gặp trở ngại trước mặt là con kinh với bờ đê quá cao, dòng suối hơi sâu và con sông uốn khúc, đó là những chướng ngại vật chính mà những con Cua phải vượt quạ; M.113 có thể lội qua sông không khó lắm, nhưng những mắc xích có thể bị trượt qua trên những vùng đất bùn mềm nhuyễn trước khi lội qua bờ kinh bên kia, lại thêm một lần nữa phải lên một dốc đứng, với sức nặng 10 tấn í-ạch có thể bị lật úp (vì sự cố-ý không trang bị và tháo gở ra khỏi hệ thống lội sình, cũng như bức chống đạn trên M-113) Rồi một Đại đội tùng thiết phải nhảy xuống chặt những bụi cây, thân cây lót xuống vũng sình; tuần tự từng chiếc một chạy qua, sau cùng là một chiếc M.113 phải kéo theo sau một chiếc mắc dịch bị hư, để cuối cùng tất cả 13 con Cua đã qua được bên nầy con kinh; nhưng đã giết thời gian hơn 1 tiếng đồng hồ (đây là ý đồ của P.G muốn cố tạo ra sự trì trệ để kích thích phía Việt Cộng lên tinh thần chiến đấu tự tồn để kéo dài chiến tranh, còn phía chính phủ Saigòn cần phải nhờ vào sự giúp đở của đơn vị tác chiến Mỹ sẽ nhảy vào vòng chiến trong tương lai, trong khi xa lộ Harriman (đường mòn Hồ) CSBV đang chuyển vào Nam lên đến cấp Trung-đoàn hoàn chỉnh)
Đại-úy Bá có lý do để thối thác cũng như không tán thành về sự hấp tấp can thiệp của Chi-đoàn M-113 của ông vào trận chiến, vì nhiều trở ngại do chướng ngại vật gây ra, mà trong khi đó cũng có 1 Đại đội, sao không xử dụng, 1 đại đội có sẳn gần nơi chiến trận, và sau đó Đại đội thứ 2 và 3 lại đáp gần vào mục tiêu hơn vì đã trể quá 2 tiếng rưởi sau. Sao không xử dụng 3 đại đội nầy để ứng phó mà phải hấp tấp thiếu chuẩn bị xử dụng chỉ 1 Đại đội Tùng thiết nẩy; Scanlon vô cùng ngạc nhiên khi tìm hiểu sự thối thác tiêu cực của Bá, ghi sâu vào tâm tưởng người Mỹ rằng Sĩ quan VN quá cẩn thận nếu không muốn nói là Thỏ đế!? Lý Tòng Bá và Scanlon là 2 chiến hữu cùng cấp bậc cùng tuổi tác (Bá nhỏ hơn Scanlon 10 tháng) họ chiến đấu vì chung một lý tưởng chống Cộng, nhưng họ lại đối chọi với nhau trên quan điểm chiến thuật. Nhưng về quá trình chiến đấu thì Scanlon không xứng đáng là học trò của Bá; Hồi thời Pháp thuộc, Bá đã từng nắm giữ chỉ huy Chi-đoàn xe bọc thép, tốt nghiệp trường Thiết giáp nỗi tiếng của Pháp, Saumur nằm trong thung-lủng của dòng sông Loire; rồi thì vào những năm 1957-1958, Bá lại tốt nghiệp trường Thiết Giáp ở Mỹ ở Fort-Knox, Kentuckỵ
Scanlon lại càng ngạc nhiên hơn bởi ví chưa bao giờ Bá do dự khi thi hành những cuộc hành quân có VC trước mặt, Bá không những không do dự mà tiến thẳng đến mục tiêu không cần đo lường sức địch; nhưng lần nầy là một điều rất lạ có lẻ đả có lệnh của TT Diệm, mà Scanlon phải đặt nhiều câu hỏi. Chiếc M113 được xem như là vô địch với hỏa lực cũng như sự di động trên mọi thế đất tương đối linh hoạt đưa địch quân vào vị thế bị động; nếu VC có đại bác không giựt 57 ly thì mới là mối đe dọa, nhưng làm sao chịu nổi hỏa lực của Đại liên 50 (12,7 ly) có tầm đạn đạo khá xa, trước khi đạn Đại bác ở trong phạm vi tầm tác xạ hữu hiệu, thêm vào đó súng phun lửa là một lý do sợ hãi của đối phương; trong Thiết-giáp xa còn có 1 Tiểu đội Tùng thiết với trang bị hỏa lực khá mạnh bằng những trung liên Bars và đại liên M.30. Bá luôn luôn tự hào là chi-đoàn M113 là sức mạnh vô địch khống chế VC dù bất cứ thế ở đất nào, như ngày 18/September/1962 vừa qua, Bá đã chứng minh đơn-vị ông đã tiêu diệt khá nhiều và bắt sống vô số VC trội hơn cả đơn vị nào trong Sư-Đoàn 7
Vậy thì đâu có gì mà Scanlon khó hiểu, người lính VNCH không muốn người Mỹ chỉ huy và điều động đơn vị của đất nước mình, không muốn trở thành một công cụ bù nhìn, chỉ đơn giản có thế thôi, sự thiếu phối hợp là do bất đồng quan điểm trong cuộc chiến đấu chống Cộng. Vì thế, dựa vào chỗ đứng chính trị, Bá thẳng thừng tuyên bố ra mặt không muốn đến và hãy để cho Bộ binh hiện diện can thiệp trực tiếp vào chiến trận.
Đích thân Bá và Mays bỏ chân xuống đi bộ đến bờ đê thứ hai mới phát hiện bên ấy dốc bờ đê khá cao có thể M.113 khó vượt qua đươc; Nơi đây, hai ông dự trù phải tốn ít nhất là 2 tiếng đồng hồ mới lội qua được bờ đê, Bá dựa vào thế đất như vậy với mưu toan trì hoản để chờ lệnh trên điều động Tiểu đoàn Bộ-binh đến can thiệp, như vậy còn mau hơn. Trong khi đó Scanlon và Mays kêu gọi bản năng cứu người, để mong Bá mau chóng đem quân đến giải cứu Phi hành đoàn và 1 Đại đội bị H-21 thả vào tử địa, có thể bị VC tràn ngập vào bắt sống hoặc tiêu diệt trọn gói. Trong khi đó ở trên không, Vann vòng tròn sốt ruột hối thúc cả 3 người, như muốn dùng gậy chỉ huy gõ lên đầu Scanlon và Mays bảo áp lực Bá mau mau di chuyển đến trận tuyến
Bá tiếng Anh khá vững nên ông đã thấu hiểu hết mọi chuyện đối thoại giữa Scanlon và Vann qua ống loa của máy phát tuyến và khi cần trả lời, Scanlon cứ việc bấm nút là phát thanh được ngạy; Cả 3 đều có thể đo lường được sức giận dữ của Vann đến chừng mực nào qua những lời nói hằn học gằn từng tiếng Vann quở trách: “Tôi đã nói với mấy người nhiều lần mà mấy người làm ăn chả ra cái quái gì!” Vann tiếp: “Tại sao mấy người không đá đít cái con Chó đẻ đó tiến tới…Cái con Chó đẻ đó đã nhận được lệnh của cấp trên rồi…thì còn chờ đợi gì nữa” Bá tức giận nhưng cố dằn
Scanlon bèn cằn nhằn cố chạm vào máu anh hùng của Bá, “Bá! Anh sợ VC ở đàng kia hay sao mà không chịu tiến tới” Bá bực dọc trả lời: “sức mấy mà sợ chúng!” Scanlon: “vậy tại sao anh không cho tiến quân!” Bá đang ôn-tồn trả lời: “Tôi đang tìm một con đường khác, tương đối dễ vượt qua hơn là ngồi đây để bàn cải 2 con kinh xếp hàng trước mặt!”
Cái mũi của Vann dán kín vào cạnh máy truyền tin, cất cao giọng: “Chúa ơi! Như vầy là không thể nào tha thứ được! Cái thằng khốn nạn đó (Đại úy Bá) nó có đại liên 50 mà sợ hãi một nhúm VC với súng nhỏ! Bộ thằng nầy dở chứng sao mà kỳ lạ vậy, tôi sẽ nói cấp trên bỏ tù nó”
Với một giọng trầm buồn như hối tiếc, Scanlon đáp lại: “Topper Six, chúng tôi đang tìm mọi cách, cố gắng hết mình!”
Vẫn còn cái giọng nói khó chịu: “Walrus…các anh cố gắng cái con mẹ gì mà dở như cức! đây là trường hợp vô cùng khẩn cấp, quân bạn đang nằm trong tầm đạn của đich, tôi muốn anh bằng mọi cách phải đá đít cái thằng Chó đẻ đó để buộc nó mau mau tiến tới…anh có làm được điều đó không?”
Scanlon rất lấy làm ngạc nhiên, ít thấy Vann bực bội nóng nãy như vậy, mà hôm nay văng tục nhiều quá; Hắn có thể hình dung được một tù nhân bị nhốt chặt sau ghế lái của chiếc L.19, đang nghiến răng giận dữ mà lại kêu Chúa ỏm tỏi, gương mặt đỏ ngầu như… người say rượu, máu tụ xuống nơi cổ,…như bị rám nắng mặt trời từ tờ mờ sáng cho đến giờ, …như con Gà đang hăng-xung đá độ, sừng sỏ, những sợi giây gân quanh cổ đang nỗi phồng lên vì điên tiết. Còn Scanlon, con người đầm tính, nhưng trước hoàn cảnh nầy, hắn không nghĩ rằng, Vann dồn vào tội lỗi nơi hắn và Mays, Vann nỗi nóng là có lý do riêng của ông mà không thể kềm hảm được: “Lính Việt đâu có bao giờ nhận chịu sự chỉ huy của người Mỹ, mà người Mỹ thì biết con mẹ gì là chiến tranh du-kích!” Tinh-thần thiếu phối hợp là yếu tố chính của sự thất trận (P.G muốn có rắc rối về phối hợp chỉ huy để hành pháp Kennedy phải cho G.I tập trận tại VN và tái tổ chức quân đội phải ứng xử mọi tình huống chiến tranh du kích)
Về cá nhân của Đại úy Bá, thì ông xem 2 ông Cố vấn nầy chẳng ra cái thá gì, nhưng vì lịch sự ông ôn tồn hợp tác và chính 2 người Mỹ nầy cũng đồng quan điểm với Bá là điều động Bộ-binh có mặt ngay trận tuyến đã nhanh hơn và không bị chậm trệ. Bởi lẽ dễ hiểu là Vann không phải là Sĩ quan Thiết giáp nên chẳng hiểu tý gì về Xe bọc thép M.113; Làm sao M.113 di chuyển đều đặn và đúng giờ đến mục tiêu, khi phải vượt qua biết bao nhiêu con kinh đào khá lớn, mà từ đây đến Ấp Bắc vẫn còn phải qua nhiều kinh đào như vậy. Nhưng khổ nổi, Vann đã không hiểu tí gì về Thiết giáp mà khi giận thì mất khôn càng chả hiểu gì cả; Scanlon, mong Chúa đánh động cho Vann đủ sáng suốt để dùng phương tiện cấp cứu khác nhanh hơn như đúng nghĩa chữ cấp cứu, chớ vẫn duy trì ý định như thế nầy, thì sự thất bại thảm hại sẽ phải xãy ra. Nhưng tất cả sự lủng củng nầy đều nằm trong vị thế đã tính toán của Nhóm học giả hầu buộc hành pháp phải đem quân đội Mỹ qua Việt Nam thực tập; Cho nên có một điều ngộ nghĩnh, ở cách đó gần nữa vòng trái đất, có một bộ Óc và con mắt tinh vi, siêu-đẳng đang nhìn biết được những hiện tượng trên sắc mặt điên-dại của một tù nhân [Vann] bị nhốt ở ghế sau trên L.19 như thế nào! Nên chỉ mỉm cười, gât gù tự đắc, vì đây là mưu-kế chính họ đã sách động dựng lên; Chỉ hai chữ ’Cố-vấn’mà Siêu-Chánh Phủ đã chủ trương thai nghén từ lâu vì mục tiêu quyền lợi riêng tư. Họ thừa hiểu rằng người thi hành chính sách qua trách nhiệm “Cố-vấn”sẽ hoàn toàn thất bại vì lẻ: thứ nhất, chưa hiểu gì là chiến tranh du kích; thứ hai, với chức vụ Trung-tá, chỉ cao lắm là nắm giữ Tiểu đoàn và chưa bao giờ chỉ huy Trung-đoàn thì làm sao đủ tài Cố vấn Sư-doàn, mà đây là chức vụ Tư lệnh chiến trường đòi hỏi có tài thao lược điều họp liên quân, gồm Bộ binh, Thiết giáp, Pháo binh, Không-quân .. Họ cũng dư biết Vann, chỉ có khả năng lái M.113 chớ không tài nào vác nổi chiếc M.113 lên vai, như vậy là để con Trâu trước cái cày với chủ đích của P.G? Nhưng đây không phải là chính sách trịch thượng mà họ cố tình tạo dựng một “quái-thai cần thiết”cho nhóm Bác sĩ và Y-tá (tập đoàn công-ty) có cơ hội khai triển tài năng, nhưng không cho dụng cụ dao-kéo để giải phẩu. Sự bại trận của Vann, dĩ nhiên trên phương-diện quân sự, phải bay chức hay giải ngũ… nhưng đây lại thêm một điều rất ngộ nghĩnh là Vann lại lên chức một Tướng lảnh Dân-sự ba sao theo sự ban thưởng của P.G (xin xem hình trang 330, Volume-1)


(Còn tiếp)

Friday, July 29, 2011

Ðánh bắt tàu VC ở Mỹ-Thủy, Phong Ðiền, Quảng-Trị

Bạn Sinh có hỏi về sự kiện ‘Đánh bắt tàu VC ở Mỹ-Thũy, Quảng-Trị ?`
   Các BẠN ở KQ (Trực-thăng, O-1) TQLC, PB, TQLC đã tham-dự vào cuộc vây bắt tàu VC-TC năm 1974? Nếu còn nhớ, vui lòng tường-thuật lại cho chiến-hữu, thế-hệ sau được biết. Cám ơn!
A) - (1) Câu trả lời: Thân chào anh Sinh, Anh có thể vào cái link dưới đây, đọc bài viết của Mũ Xanh Mai Văn Tấn trong website www.tqlcvn.org, bài viết nói về tàu Việt cộng bị bắn chìm tại Mỹ Thủy, Quảng Trị. http://www.tqlcvn.org/html_file/viet...an258.htmThân,
Phúc11

    - (2) Kính NT Nonnuoc, theo sự hiểu biết cũa tôi thì chiếc tàu cũa Bắc Việt chở hàng TC tiếp tế vô Nam đã bị TG bắn chìm tại Cửa Việt. Tôi không rỏ đơn vị và loại TG nào đã bắn chìm chiếc tàu đó. Nhưng rất chắc chắn là do chiến công cũa TG
hohaì22

    - (3) nonnuoc viết: Kính thẩm quyền VTruong, Chiếc tàu Trung Cộng bị hạ tại Mỹ Thủy, Cửa Việt do ai bắn chìm? TG, TQLC, KQVN, HQVN? Xin trân trọng cám ơn Thẩm quyền
nonnuoc

    - (4) Theo trí nhớ của tôi thì chiếc tàu bị bắn ở Cửa Việt là do M48 của TQLC, tôi không nhớ đơn vị nào, nhưng chắc chắn là TQLC.
608696
    - (5) Kính thẩm quyền
VTruong, Đọc bài viết của thẩm quyền thấy ngậm ngùi xúc động. Trước có bài "Dấu Chân Chiến Mã" của HQ Thiếu Tá Trần Đổ Cẩm. Giờ thêm bài "Tôi Nhìn Đồi 31 Thất Thủ" (nơi Web Cánh Thép) của thẩm quyền; Ngậm ngùi vì thiệt hại quá to lớn cho Lử Đoàn 1 Kỵ binh; Danh xưng Chiến đoàn 1 Đặc nhiệm là chỉ chung LĐ1KB và LĐ1ND cùng các đơn vị Pháo binh Truyền tin Công binh.... Trên QL 9 Chiến đoàn 1 ĐN đã gặp phải muôn vàn khó khăn, Trung Tướng Dư Quốc Đống đã không am tường nhị thức BB và TG. Trên nguyên tắc Đ/T N-T-Luật Chiến đoàn trưởng nhưng Tr/T DQ Đống là người chỉ huy trực tiếp cánh quân nầy. Sự phối hợp giữa BB và TG hoàn toàn thất bại do sự thiếu hiễu biết của Tr/T DQ Đống. LĐ1ND đã không chu toàn nhiệm vụ an ninh lộ trình, mở đường, bảo vệ TG. Bỏ nguyên một LĐ1Kỵ-binh gồm 200 xe đủ loại vào con đường độc đạo không mở đường và bảo vệ cho TG có nghĩa là đẩy LĐ1KB vào tử lộ. Khi rút lui, cho đoàn quân rút về đường cũ là một sai lầm quá to lớn của các cấp chỉ huy; Cho nên khi hay tin hàng Trung đoàn VC phục kích đường về mà LĐ1ND không bảo đảm mở đường và bảo vệ nên ĐT Luật phải mở một con đường mới để đi tránh bị phục kích đó là lẻ đương nhiên. LĐ1ND rút quân trên đường số 9 và LĐ1KB rút quân đường mới cho thấy Tr/T Đống đã thất bại và phải chịu trách nhiệm về sự thiệt hại 2/3 quân số và chiến cụ của LĐ1KB
Có 2 thắc mắc kính xin Thẩm quyền
VinhTruong trả lời:
- (1)- 22CX VC (6-T54 và 16 PT 76) bị bắn cháy trên 6 cây số từ A Lưới đến CCHL 31 là do ai bắn cháy? TG, ND hay là KQ ?
- (2)- Chiếc tàu Trung Cộng bị hạ tại Mỹ Thủy, Cửa Việt do ai bắn chìm? TG, TQLC, KQVN, HQVN?
Xin trân trọng cám ơn Thẩm quyền
nonnuoc

B) - (
Vinh Truong trả lời) Kính anh nonnuoc!
Xin thưa anh, 2 câu hỏi của anh đưa ra thật dễ trả lời: Trước hết tôi kể anh 1 câu chuyện, hồi tôi bị tù ngoài Bắc, ở Ðội Rau-Xanh; 1 hôm đội đang lao động khổ sai, xuất thần một con Chim Ụt già mù mắt bay xà xà trên chúng tôi. Lúc nầy mọi người nghĩ ngay 200 gram thịt đang bay, thế là xúm lại có đá liệng đá, có cục đất liệng cục đất, cành cây hay cái gì kể cả cuốc xẻn, con Chim Ụt rồi cũng bị thương, nhưng lại sa vào ngực bác Thành già đang nấu nước cho đội. Bác Thành chụp ngay bẻ cổ con chim “Con chim nầy của tao!” Nhưng lúc giải lao uống nước thì Bác Thành cũng chia ra cho anh em mổi người một miếng, tôi được cái xương chân, nhưng cũng nhai ngấu nghiến ngon lành. Ai ở tù CS sẽ dễ cảm nhận lời nói nầy;
Bây giờ trở về câu hỏi “Ðó là một chiến thắng đáng kể của QLVNCH nói chung, còn nói riêng đơn vị nào chụp được chiến lợi phẩm thì được huy chương ban thưởng!” Tôi lấy một thí dụ cụ thể cũng vui vui, như Mùa Hè Ðỏ lửa Dân Ðà Nẳng thấy xuất hiện nơi Chợ Cồn nhan nhản “Thịt Heo kho” của Trung Cộng bán đầy chợ; Dĩ nhiên Ban ẫm thực của TQLC chả lẻ ngày nào cũng đồ hộp, hết thịt Ba Lát của Mỹ rồi lại thịt Heo kho đầy mở khó nuốt của TQ …cũng phải đem đổi cho anh em được có thịt heo, Gà tươi để có sức chiến đấu chớ?
     Trở lại chuyện quân Dù tùng thiết, theo ý anh nghĩ sao? Nếu anh là chiến binh trên Chi-đoàn 17, Chi đoàn-11 thì đã là chứng nhân chiều 23/2/1971 cách chân Đồi-31 bốn CS về hướng nam, sự hiệu quả như thế nào, ba chiếc gunship 213 đả phải tận dụng 114 rockets chống Tăng để yễm trợ tác xạ cho TĐ-8 Dù giải cứu Đồi-31, các anh không hài lòng vì hai đại đội Trinh Sát Dù tùng thiết đã bỏ các anh đi tạc ngang yên ngựa hình chử U? Anh nên hiểu rằng chẳng lẽ trên trục đường ẹo cong đó Dù và Thiết Kỵ cùng nhau chết trong một chiếc xuồng dưới rừng Tre Gai mà gần chục chiếc T-54 chờ phục kích, cùng với thành phần của trung đoàn 66 BV, vì T-54 chúng không leo được lên Đồi-31 ? Chúng tôi chỉ có trách nhiệm yễm trợ hoả lực cho Dù, vì thế với 114 rockets chống chiến xa đã làm cho chúng bị tiêu hủy hay đức xích gây tê liệt, và xữ dụng 6 pháo tháp minigun 36.000/viên 7,62 đuổi trung đoàn 66 ra xa quân bạn, chạy về hướng bắc cùng hội nhập với trung đoàn 24 để tăng cường sức mạnh kháng cự với quân bạn và tấn công Ðồi-31 ngày 25/2/1971. Vì vậy, khi chúng tôi tiêu diệt đại bộ phận chiến xa địch để bảo vệ hai Chi đoàn 17 và 11 bạn
không bị tróc lớp sắt nào? (Tưởng cũng nên nhắc lại phía bên VNCH có sự thắc mắc trận đụng độ chiến xa với chiến xa lớn nhứt mà phía VNCH chiến xa không bị trầy trụa gì cả? Thêm vào phía Mỹ thì có nhiều thắc mắc? Ðể khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war!” Ðó là lý do tướng Sutherland Thiết Giáp và Ðại tá Battreall đặt nhiều nghi vấn về trận chiấn thắng nầy?) Early đây là ngày 23/Feb/1971 trận đụng độ đầu tiên phía bắc Aluối nơi tuyến chiến xa mình mới xuất phát

     Chúng ta đã bị nước lớn phản bội xô xuống vực thẫm, chả lẻ ở dưới hố sâu nầy, chúng ta lại cấu xé lẩn nhau! Tôi không dám nói phải thương yêu đùm bọc nhau, theo ý kiến của riêng tôi phải vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh cho đất nước. Trong trận chiến nầy, tôi phải tự sắp hạng TĐ-2 Dù là số 1, TĐ-8 Dù số-2, và TĐ-1 Dù số-3
Chuyện nầy còn dài lắm, hay là mình để cho Quân Sữ gom góp các sự kiện, nghiên cứu, nhận xét rồi đúc kết lại thêm chi tiết rỏ rệt thêm, coi sự thật là chiến công của đơn vị nào như thế có được không anh nonnuoc?
vinhtruong

C) Bài Mũ Xanh Mai Văn Tấn
http://www.tqlcvn.org/html_file/viet...an258.htmThân Sự kiện bên phía TQLC: 9 giờ Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn đã dùng trực thăng bay trên vùng để quan sát chiếc tàu lạ. Lúc này tất cả các thành phần có mặt ở Mỹ Thủy đã bố trí sẵn sàng.
(Tôi có thắc mắc, tại sao đoàn viên dưới tàu không phản ứng khi bị lộ, thì chạy ra sa bờ lẫn vào hải phận quốc tế?)9 giờ 45 tàu đi ngang Mỹ Thủy và BCH/LĐ được các giới chức có thẩm quyền xác nhận chắc chắn không phải là tàu Bạn. Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh TQLC được lệnh tác xạ ngăn chặn để tàu phải ngừng và cặp vào Mỹ Thủy nhưng tàu vẫn chạy và còn tác xạ xối xả vào các đơn vị ta bằng đại liên 50 (Đại liên 12,7 không bắn đến bờ được vì nơi đây bờ cát rất cạn không vào gần bờ được) Đại Úy Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 3/20 chiến xa M48 được lệnh khai hỏa vì tàu ở trong tầm tác xạ, lúc này là 10 giờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 74 (1972 thay vì 1974) vị trí tàu tại (500-580) mới chỉ có loạt đạn Đaị bác 90mm đầu tiên, chiếc tàu đã bị chiến xa M48 bắn trúng khu vực máy tàu nằm phiá sau làm hư hại, tàu mất thăng bằng quay vòng tròn và từ từ chìm dần, đây là vùng biển không sâu nên tàu không chìm hẳn, phía mũi tàu còn nổi ở trên mặt nước. (chiếc tàu chở hàng tấn đạn súng cối 82 và 120ly nếu trúng đạn 90 ly có thể tàu bị nổ tan như xác pháo!)
Có 1 thủy thủ nhẩy ra khỏi tàu nhưng vì quá xa bờ nên bị chết đuối; Người này đã được các anh em TQLC vớt lên và chôn cất tại Mỹ Thủy
     Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC có cho 1 toán người nhái do Đại Úy Đào Ngọc Kỳ chỉ huy, đến Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn để được hướng dẫn ra chỗ chiếc tàu chìm. Toán người nhái được Công Binh Lữ Đoàn đưa ra chỗ tàu chìm bằng xuồng cao su; Đại Úy Kỳ báo cáo là tàu chở đầy các thùng gỗ lương thực đóng hộp có nhãn hiệu của Trung quốc, thùng gỗ lớn bằng thùng đạn pháo binh 105 ly của Mỹ. rất nhiều đạn dược các loại cho súng cá nhân và súng cối 82 ly, thủy thủ đoàn còn lại trong tàu là 7 người, tất cả đều chết. Sau khi chiếc tầu Bắc việt bị bắn chìm thì 1 Chiến hạm của Hải Quân Việt Nam cũng được Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 điều động có mặt ở cạnh chiếc tàu bị bắn chìm, để đề phòng trường hợp Hải quân Việt cộng có thể từ Cửa Việt đến tiếp cứu đồng đội. Trưa ngày 20 Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư lệnh Sư Đoàn TQLC cũng đến Mỹ Thủy; Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258/TQLC đã hướng dẫn Chuẩn Tướng Tư Lệnh TQLC xem các thùng thực phẩm khô, đạn dược của Trung cộng và tài liệu
Chiếc tàu này mang số danh bộ T- 174 thuộc Trung đoàn 5 Hải quân Bắc việt trú đóng tại Cửa Việt (344-700). Còn tàu này xuất phát từ đâu và sẽ đi đến đâu thì không có tài liệu nào nói về việc này nên không thể biết được tàu này sẽ đi về đâu vì thủy thủ đoàn không còn người nào sống sót; Chúng tôi có theo dõi trên hệ thống truyền tin của phiá Việt cộng nhưng không thấy họ đả động gì đến biến cố này. Có thể Bắc việt sợ nếu lên tiếng công nhận là tàu của họ thì có thể có hậu quả nghiêm trọng không có lợi cho phiá Cộng sản
Không biết Tàu này đi lạc hay đi về đâu, không có gì để kiểm chứng, nhất là ngày hòm đó trời quang đãng, tầm quan sát xa, nếu nói là đi lạc 30 cây số về hướng Nam thì cũng rất là mơ hồ không chính xác, và nếu sự thật là tàu đi lạc 30 cây số thì Sĩ quan Hải quân Bắc việt quá giỏi về Hải hành.
Theo tôi nghĩ rất có thể chúng đi tiếp tế cho một trạm tiếp nhận nào của chúng ở phía Nam Quảng Trị hoặc Bắc; Thừa Thiên, khó mà tin đươc là tàu việt cộng đi lạc
Đây là chuyện khó tin nhưng có thật đã xẩy ra ở cuộc chiến Việt Nam là Thiết Giáp bắn chìm tầu của Hải quân Bắc việt xâm nhập miền Nam; Cũng Chi Đoàn 3/20 chiến xa M48 tăng phái cho Lữ Đoàn 258 tại Ái Tử tháng tư năm 1972 đã cùng với các đơn vị TQLC bắn hạ nhiều chiến xa trong cuộc tấn công phối hợp Bộ binh và Chiến xa của Quân đội Bắc việt đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngày 9 tháng 4 năm 1972 tại chiến trường Quân Khu 1.
Sau khi sự xâm nhập bằng đường biển bị phát giác thì Hải Quân Việt Nam có mặt thường xuyên để tuần tiễu khu vực Nam Cửa Việt
Viết lại những chiến tích này để đóng góp vào chiến sử TQLC nói riêng và QLVNCH nói chung

D)
LÝ GIÃI ĐỂ SUY DIỄN của Vinh Truong …
- Tôi thấy trên 3000 đọc-giả muốn biết về dữ kiện nầy mà không thấy ai góp ý cho hửu lý, vì sự thật xảy ra 1974 là hoàn toàn trật mà phải nói rằng vào Mùa Hè Ðỏ Lửa “Eastern Offensive” mới đúng; Chiếc tàu loại nhỏ nầy thuộc Duyên Ðoàn 759 của BV (thành lập tháng 7 năm 1959) tàu nầy made in China, do Trung Quốc viện trợ với đoàn viên từ 8 đến 12 người. Chúng thường xuyên ghé hải cảng Sihanoukville để tiếp tế đạn dược cho Vùng-3 và-4, sau khi TT Lon Nol nắm quyền thì đổi lại là Kompo-Som và Duyên đoàn 759 nầy thâu gọn lại tiếp tế ở Miền Nam mà thôi. Các tàu nầy thường thường chạy ngoài hải phận quốc tế như thương thuyền; Chỉ có Hạm đội 7 biết và luôn luôn theo dỏi (Tôi tránh chử là trục ma-quỷ luôn luôn bảo vệ chúng để kéo dài trò chơi CIP/NLF cũng như tàu đánh cá trá hình của LX ở lẩn-quẩn đảo Guam để thông báo cho VC biết khi B-52 cất cánh theo đúng quy luật trò chơi chiến tranh đả thoả thuận)
    Từ hải phận quốc tế chúng đi thẳng vào chổ đổ hàng đúng vào lúc tối trời, cũng như chúng ta bay thả Biệt Kích vào Chiến Khu-D, đường mòn Hồ… Tuy nhiên dù là trò chơi chiến tranh nhưng Trục Ma Quỷ (Decent Interval) cũng phải tạo ra hoạt cảnh coi cho được như chia ra Miền Nam 3 vùng cân bằng. Thí dụ 1962, tại Cà-Mau, Hải thuyền VNCH chụp bắt một chiếc, rồi 1965 tại Vũng Rô, Hải quân, Không quân, rồi Ðại đội BK/Dù của Trung Úy Từ-Vấn tịch thu chiến lợi phẩm cũng súng đạn. Lẽ dĩ nhiên chiến công của TĐ/Biệt Kích Dù, Từ Vấn lên Đại-úy đặc cách mật trận, nhưng lần đó trên tàu có AK-50 của Trung Quốc vẩn ngon hơn Garant M-1 của mình nhiều vì bắn tự động mà, còn VNCH phải chơi cho hết Garant, Carbin M-1 (bắn từng phát một)
     Làm sao tàu VC đi lạc được, phải có nguyên nhân chớ!? Sáng ngày 20, tháng Sáu, 1972, khoảng 10:15 chiếc tàu MA nầy ngon trớn với tốc lực 10 hải lý đâm đầu vào bờ biển Mỹ Thũy, Phong Điền rồi mắc cạn xa bờ khoảng 300 thước, trên tàu thủy thủ đoàn 8 người, nhưng bỏ xác trên tàu 7 vì mưa đạn cuồn sát của minigun, và còn 1 thủy thủ lanh trí nhảy ra khỏi tàu: Hắn nghĩ rằng nếu một chiếc rocket dội vào với hàng tấn đạn dược và nhiều nhứt là đạn súng cối thì tàu sẽ nỗ tan tành như xác pháo ngay. Lúc nầy cái mũi chiếc tàu Ma xấn vào hướng tây, tây nam quá mạnh nên đầu tàu dựng nhô cao lên khỏi bờ cát - Rồi súng 90ly trực xạ của chiến xa M-48 (Mỹ mới giao) súng 106 không giực của TQLC cũng phụ họa (ngưng trích) Nhưng dù sao đây là chiến công của TQLC vì họ chụp được chiến lợi phẫm.
-Đoàn viên BV phải biết chạy ra xa để tránh đạn, nếu lỡ dại đi gần bờ bị lộ
-Pháo binh hay chiến xa bắn trúng tàu thì thật khó hơn trúng số ngay đến khi nó nằm yên một chổ
-Trúng đạn 106 ly tàu sẽ nổ tan tành như xác pháo ngay, vì trên đó chở đầy đạn dược súng cối 82
-Làm sao dám đoán chắc đó là tàu BV mà bắn, còn thương thuyền thì sao?
-Họ có dám dương cờ máu chạy lăng-quăng gần bờ ở miền nam?
- Cuộc họp tại Camp Evan để quyết định hành quân tái chiếm Quảng Trị do lệnh của TT Thiệu: Có hai sự kiện đáng kể sau khi đại tá TMP/HQ quân đoàn-1 đọc đặc lệnh hành quân giao trách nhiệm cho TQLC chiếm Cổ thành, tướng Đống bèn chữi đỗng (nguyên văn) “Đ.M thằng nào ở Dù mà phản bội Dù thì đéo-khá được”
Tướng Đống làm sao hiểu được đây là lệnh cũa tướng Haig ở War-Room, Pentagon vì Lực lượng Mỹ sẽ tham gia yễm trỡ đỗ bộ bằng xuồng cho TQLC, cúng phối hợp Hải Không yễm để giải toả cho hết một mớ đạn pháo hạm nặng bằng con Bò, củ rít mà tương lai không ai xài, xong đem mấy chiếc pháo hạm nầy về MỸ BÁN Ve-Chai để lấy sắt. Sự kiện thứ hai xác định chiếc tàu đó do Trực thăng hũy diệt tất cả đoàn viên trên tàu, chiếc tàu không người lái ngon trớn chạy xắn mắc cạn xa bờ, thì bị các chiến xa M-48 và 106 của TQLC dội thêm

    Qua suy diễn, nhưng rất tiếc hỏa tiển trên gunship đang yễm trợ ngon trớn cho Bastogne thì bị giựt ngược, do lệnh Đài núi Khĩ Panama lại xúi bẩy bay ra biến chơi trò bắt nạt người anh em phía bên kia, vì ngặt nổi gió giậc liên hồi do ảnh hưởng cơn bảo “Flossie” mà phi-công mới xác định hành quân (vì quê quá xin dấu tên phi doàn) lại bắn bằng Gunsight trong khi phi cơ bay chàn-hản chê-hê, như con Cua sàng ngang, những trái hỏa tiển còn lại đành gỡi thiên gởi địa, thôi phải ngậm tâm biết nói gì đây? Thế nên minigun quả là vô cùng hiệu quã, nên vừa rồi Mỹ đả gíúp bảo trì UH-1H cho Việt Nam, cải biến thành gunship đễ đặt trên Deck các tuần dương hạm HQ-801, HQ-802 sẽ bay tuần phòng các hải đảo trước khi chờ đợi Hoa Kỷ cắt bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thế nên những ngày gần đây, VN đang tỏ vẻ dám bướng bỉnh với sư-phụ ác-ôn TQ là có lý do. Tất cả biến-cố ở Biển Ðông đều do Mỹ đạo diển và giàn dựng đưa đẩy VN như con Sam buộc phải đeo cứng ngắt Mỹ để còn giữ được biển-đảo

Trương Văn Vinh

Thursday, July 28, 2011

Giãi quyết Biễn Ðông ra sao?



Năm 1999 Việt Nam và Philippines từng đưa ra đề xuất về một quy tắc ứng xử tại Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc bác bỏ; sau đó vì phãi nghe theo lời cũa Mao và Ðặng Tiểu Bình, nên Lưu Kiến Siêu buộc lòng tuyên bố: “Nay Trung Quốc cởi mở hơn và sẵn sàng xem xét các phương thức và sáng kiến mới nhằm "giữ gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực". Ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển được cho là có tầm quan trọng lớn này. Mới đây, Hoa Kỳ cũng tuyên bố tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Trước ngày Hội nghị thượng đỉnh Asean khai mạc tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2010, đang có nhiều tiếng nói của các nước kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực thay vì tranh chấp. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ông Lưu khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan về văn bản này" Tuy nhiên, hiện chưa có một thời gian biểu cụ thể cho đàm phán CoC. Truyền thông Philippines nói Trung Quốc cùng các nước Asean đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (CoC) "Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang" Nếu quả như vậy, thì đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm giải pháp cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà thời gian gần đây đang có xu hướng căng thẳng. Các nước Asean và Trung Quốc hồi năm 2002 đã ký với nhau Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông (DoC) nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này bị cho là thiếu tính ràng buộc về pháp lý và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều lần kêu gọi đưa ra một cơ chế luật lệ chặt chẽ hơn.
Tổng thống Philippines tuyên bố Asean sẽ hợp thành một khối nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; Ông Benigno Aquino III đã có phát biểu về chủ đề Biển Đông một ngày trước cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Asean và Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. "Nếu điều đó xảy ra thì tôi nghĩ Asean đã cho thấy chúng tôi sẽ đoàn kết thành một khối"."Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ 'Biển Nam Trung Hoa' với hàm ý đó là biển của Trung Quốc".Tân tổng thống Philippines cũng ca ngợi nỗ lực tăng cường hiện diện trong khu vực Đông Nam Á của chính quyền Obama, nhất là trong lĩnh vực quân sự. ông Obama và lãnh đạo Asean dự tính sẽ đưa ra thông cáo chung kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và không sử dụng vũ lực. rung Quốc đã tỏ ra tức giận sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là "quan tâm quốc gia" của Mỹ. Nhung Bắc Kinh nói Washington đang can thiệp vào chuyện nội bộ của châu Á. Mỹ tỏ ra quan ngại về tự do lưu thông hàng hải tại Biển đông, trong khi Trung Quốc cho rằng đây chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ quay trở lại khu vực. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley vẫn khẳng định rằng Mỹ ủng hộ "nguyên tắc tự do lưu thông trong khu vực" Khi nói tới chủ quyền, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc sẽ không lùi bước hay nhân nhượng Tuy nhiên ông thủ tướng nói Bắc Kinh không muốn đối đầu. "Thế giới trong thế kỷ 21 không mấy yên tĩnh, nhưng thời nay không ai còn có thể đơn độc giải quyết các vấn đề bằng vũ lực nữa."
Ôn Gia Bảo được nói là nhằm giải thích cho cộng đồng thế giới hiểu về "một nước Trung Quốc thực sự" Trung Quốc muốn phát triển một cách hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc không làm hại ai và không đe dọa ai, có những cường quốc khi lớn mạnh thì bá quyền nước lớn. Trung Quốc sẽ không bao giờ theo chân họ." (Ám chĩ Hoa Kỳ) Trung Quốc "tự hào về tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên qua" và rằng hệ thống chính trị và kinh tế của nước ông đang cần đổi mới. Ông nói: "Trung Quốc sẽ còn cởi mở hơn với thế giới trong những năm tới" - "Hợp tác các bên cùng có lợi là chính sách lâu dài của Trung Quốc."
Ðẽ chuẩn bị, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ gặp ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara tại Hawaii, bắt đầu chuyến công du nhằm tăng cường quan hệ trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng bà Clinton cũng sẽ thăm Việt Nam, nơi bà chính thức khởi động sự tham gia của Hoa Kỳ vào hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng như các nước Campuchia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand và Úc. "Bà sẽ bắt đầu chuyến đi từ Honolulu, nơi gặp ngoại trưởng Nhật Maehara và sau đó ra tuyên bố về chính sách của Hoa Kỳ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương," phát ngôn nhân bộ ngoại giao P.J. Crowley nói trong cuộc họp báo. Chuyến đi này dự kiến sẽ tập trung vào vai trò quyền lực gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, mà trong những tuần qua Bắc Kinh và Tokyo từng có những lời lẽ qua lại gay gắt về tranh chấp biển đảo. Giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sức mạnh đồng minh Mỹ-Nhật mặc dù có căng thẳng sau quyết định hồi năm 2006 di dời căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa. Sự phản đối trong nước phần nào đã khiến thủ tướng Yukio Hatoyama mất chức, nhưng người kế nhiệm Natao Kan nói sẽ thực hiện việc di dời, một bước mà Hoa Kỳ nói là cần thiết để điều phối lại quân Mỹ ở Nhật. Bà Clinton sẽ tham dự Thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội, mở đường cho tổng thống Barack Obama đến dự phiên thượng đỉnh năm sau, và kết thúc chuyến đi ở Úc bằng một phiên họp thường niên giữa hai nước về ngoại giao và quốc phòng.
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được cho là có liên hệ chặt chẽ tới nguồn lợi thiên nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu khí, tới đâu thì còn là một câu hỏi lớn. Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km vuông, trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Ước tính về trữ lượng dầu khí tại đây không đồng nhất, với một số nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Biển Đông có nhiều dầu thô hơn Iran và nhiều khí tự nhiên hơn Ảrập Saudi - Thế giới hiện nay cũng đã bắt đầu khai thác dầu khí ngoài khơi nhiều hơn là trong đất liền. Chúng ta đang tìm kiếm dầu khí xa hơn, sâu hơn và trong các điều kiện khắc nghiệt hơn ở ngoài biển.
Khi nói tới Biển Đông, người ta hay nghe thấy cụm từ đi kèm là "nhiều dầu khí". Và một phần lớn trong nghiên cứu của các chuyên gia là xem xét liệu những trông đợi về nguồn lợi dầu ở đây có hiện thực hay không; Cũng cần phải nói là không thể chắc chắn về trữ lượng nếu như không khoan thăm dò, thế nhưng sẽ không có công ty hay tập đoàn nào bỏ tiền đầu tư thăm dò nếu như họ không được bảo đảm về quyền khai thác, nhất là tại các khu vực có chồng lấn chủ quyền. Vậy nên, điều quan trọng là các quốc gia tranh chấp đi đến một sự nhượng bộ nào đó để công tác thăm dò có thể thực hiện. Asean có thể đóng vai trò tích cực trong việc điều phối hoạt động của các quốc gia thành viên, nhất là trong việc đối thoại với Trung Quốc về các vấn đề luật pháp và an ninh.
Tuy nhiên vấn đề chính là dường như Asean khó đạt được thỏa thuận chung, Tôi nghĩ đây là khó khăn lớn nhất. Thí dụ trong chủ đề Biển Đông, các thành viên Asean đồng thời cũng là các bên tranh chấp, vì vậy dễ hiểu là họ có thể nói cùng một giọng. Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, cũng có khác biệt. Một số quốc gia Asean chủ trương muốn Trung Quốc tham gia mạnh mẽ hơn trong quá trình đưa ra một Bộ luật Ứng xử mang tính pháp lý chặt chẽ, nhưng lại có nước không hăng hái lắm. nếu như không có một cơ chế hợp tác hay thỏa thuận nào giữa các bên tranh chấp thì sẽ không có phát triển trong dầu khí hay bất kỳ lĩnh vực tại các khu vực chồng lấn. Thí dụ như nói về các đảo Trường Sa chẳng hạn. Nếu các nước liên quan cùng thống nhất coi chúng là "đá", không phải các đảo có người, không đi kèm đòi hỏi về thềm lục địa và khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý quanh các đảo đó, thì các tranh chấp sẽ được khoanh vùng trong vòng 12 hải lý xung quanh, tức là nhỏ đi một đáng kể. Thế nhưng như mọi đề xuất, quan trọng nhất là phải có ý chí chính trị của các quốc gia thì mới thực hiện được. Lúc này tôi chưa thấy có chỉ dấu rằng các nước tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ đồng ý với đề xuất này. Như năm ngoái, khi Việt Nam và Malaysia nộp đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng thì Trung Quốc đã phản đối ngay lập tức. Hiện nay thì chúng ta sẽ chỉ thấy một sự giữ nguyên hiện trạng (status quo) mà thôi, nhất là khi các tranh chấp vượt ra ngoài phạm vi song phương mà có sự liên quan của nhiều quốc gia. Vì song phương Việt Nam sẽ bị Trung Quốc bóp mũi. Tuy nhiên vẫn có khả năng các nước có thể hợp tác được với nhau thông qua các thỏa thuận khu vực khai thác chung, như trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất được về nguyên tắc dù chưa thực hiện một cách chính thức. Hay Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử ở Biển Đông ̣(DoC) cũng là một thỏa thuận cần được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho hợp tác và ổn định.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp có cuộc gặp với lãnh đạo Asean, trong đó các bên sẽ ra thông cáo kêu gọi dàn xếp vấn đề Biển Đông một cách hòa bình; Hãng thông tấn Mỹ Associated Press dẫn dự thảo thông cáo chung nói Mỹ và Asean sẽ kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ khi phát biểu tại hội nghị an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Quan ngại chủ yếu của Washington là xung đột trong khu vực có thể ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải quan trọng ở đây; Phát biểu của bà Clinton đã gây phản ứng tức giận từ Bắc Kinh, Trung Quốc cho là Mỹ can thiệp vào vấn đề khu vực. Dự thảo thông cáo chung mà AP có được cho thấy Washington đề xuất nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do lưu thông hàng hải, ổn định trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do buôn bán trong vùng Biển Đông. Thông cáo cũng sẽ "phản đối việc sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông" Các vị lãnh đạo theo kế hoạch cũng sẽ tái khẳng định cam kết ủng hộ Tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông mà Asean và Trung Quốc đưa ra hồi năm 2002, trong đó kêu gọi các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Thông cáo chung cũng sẽ khuyến khích tìm kiếm một bộ Quy tắc ứng xử chăt chẽ hơn về Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell và Giám đốc chuyên trách Á châu của Ủy ban An ninh Quốc gia Jeffrey Bader đã nói với các đại sứ Asean rằng tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội đã có kết quả, vì Trung Quốc "rõ ràng đã nhún mình và có cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn".
Trong một cuộc gặp gần đây với quan chức Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về cách hành xử của các bên trong khu vực tranh chấp. Phía Mỹ tìm cách trấn an Trung Quốc rằng lời phát biểu của bà Clinton không nhằm vào bất cứ nước nào.
Ðể đi đến kết luận, các nước nhỏ cứ “làm-chũ”, nhưng để cho Trung Quốc “quản-lý” khai-thác và Mỹ chỉ độc quyền “chũ-đạo” đem bán sản phẫm bằng đồng đôla Xanh. Ðó là mục tiêu cũa Ðệ-II Skull and Bones (George H.W. Bush) còn Ðệ-1 là chia Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc (William Averell Harriman) dẫn giãi như theo tôi nghĩ: TQ, trái Xoài Riêng đã bị bóc cái võ ngoài gai-gốc, bây giờ chĩ còn bóc múi ra bõ vào miệng “Hẫu-Sực” lá. Ðể sau cùng thành lập một Liên Phòng Trung A (Center Asian Treaty Organization) dưới cái dù tối-huệ-quốc cũa Mỹ, (US Freedom Support Act) qua sự giám sát của Án-độ, vì năm 2020 Ấn-độ sẽ chiếm ngôi vị hạng-2 cũa Trung Quốc, kết thúc thê chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game” 1920-2020)
• “American Dynasty” Kevin Phillips: W.A.Harriman had evolved its own version of Permanent Government akin the British model 1920 through now
 
  Tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN đủ khả năng ngăn chặn bất kỳ thế lực nào, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cảnh báo rằng Việt Nam có “đủ mọi khả năng” để ngăn chặn bất kỳ thế lực nào chống lại nước mình, đúng vậy, duy chỉ có tướng Nguyễn Chí Vịnh là biết phương áng phải đấu với TQ như thế nào qua sự cố vấn của CIA về vũ khí đặc biệt mà khi cần VN sẽ dập phủ đầu TQ, ít nhứt là đập Tam Hiệp trên thượng nguồn sông Cửu Long, TQ sẻ lâm vào đại hồng thủy như tận thế.
Năm 1968 tại Paris, người cha nuôi của Nguyển Chí Vịnh (lúc nầy Vịnh được 11 tuổi) là Lê Ðức Thọ cũng được Harriman cho biết chắc chắn dù Mỹ có đem hơn nữa triệu quân vào VN rồi cũng rút về theo như định kiến-3 (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances, US troops honorable withdraw in 1973 Paris Talk), giao 3 nước Ðông Dương cho tiểu bá VN mà Lê Ðức thọ là đại-đế và Thọ có quyền truyền ngôi cho bất cứ ai, Nguyễn Chí Vịnh chăng?

- Wall Street Journal: bắt đầu 2010, Mỹ cứng rắn trước thái độ bắt nạt của TQ (hầu như tiếng nói dứt khoát của Skull and Bones) Bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal có đề cập đến thông điệp mạnh của Hoa Kỳ đối với cuộc tranh chấp biển Đông. Theo tôi nghĩ từ bấy lâu nay, tờ Wall Street nói ra có nghĩa là chính sách Mỹ
Tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam? Mỹ muốn chơi trò Tam Quốc Chí tân thời, nhưng Mỹ có quyền chọn ai là bạn ai là thù một thời gian rồi đổi ngược lại! Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ là người chiến thắng thầm lặng vì hốt quá nhiều lợi nhuận và củng cố địa vị số-1 trên thế giới. Thế nên, mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc, đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới , Trung Quốc sẽ dành chức Đế Quốc của Mỹ (trong nầy quan trọng nhứt là hũy bỏ vũ khí cũ và tái sản xuất vũ khí thời đại; Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô trong thế “Bên Kẽ Mạnh” (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô, [nhưng Mỹ Cà credit card để trả lương gián tiếp cho công nhân Liên Xô qua nguyên vật liệu từ Mỹ] nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô) Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã, phải đánh nhau với Liên Xô, Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979 qua vũ khí hai bên làm ra. Mục đích của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973; Chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vẫn củng cố giữ được cho đến ngày nay
Người Mỹ vốn thực tế và thẳng thắn nên chính họ là nước lên tiếng trước chúng ta, Việt Nam cần bắt lấy cơ hội này mà đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông; Một số quốc gia khác cũng đang lo ngại Trung Quốc, ít nhất cũng có chung 1 quan điểm với VN là phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Việt Nam phải dựa vào Mỹ, là nước có quyền lợi kinh tế bị đe dọa ở biển Đông, làm lá chắn cho mình; VN không nhất thiết phải đối đầu quân sự với TQ nhưng bằng ngoại giao và chính trị có thể ràng buộc TQ tuân thủ luật pháp quốc tế COC nếu không muôn trực tiếp đối đầu với Mỹ (Nên lưu ý có chiến tranh VN là bãi chiến trường!) VN nên mời gọi các công ty Mỹ hợp tác khai thác biển Đông vì Mỹ đã chính thức phản đối việc TQ gây áp lực lên các công ty của họ; Cái ông Đại Tướng Thanh nói là có toan tính của đảng trong đó; Có nhiều người không thích cộng sản, nhưng cộng sản có nhiều cái đúng hoàn toàn do CIA cố vấn vì không muốn TQ nắm chặc VÒI XĂNG! Còn VN, chỉ có mình mới tự giải phóng cho mình được (đấu tranh giải phóng dân tộc) Độc lập và tự chủ (chiến tranh 1979 với TQ, Liên Xô muốn can thiệp nhưng VN theo CIA cố vấn không cần can thiệp, vì Mỹ khi đồng minh tháo chạy lở rớt lại vài warhead của CBU-55) chỉ muốn viện trợ vũ khí. Dẩu sao TQ nó củng ở gần bên, có nhiều ràng buột mà không phải ta bỏ là được, rồi giải pháp hòa bình thông qua quốc tế hóa là vẩn còn nguyên hi vọng. Phản ứng của Mỹ nó như một tín hiệu Mỹ muốn móc nối thôi; Việc đi nhờ quốc gia khác giải quyết vấn đề của ta là không thể; Trong khi Việt Nam củng không theo chiến lược diều hâu nếu chưa quá nghiêm trọng. Phản ứng ở đây không phải là ai gan dạ hơn, can đảm hơn, nhưng ứng xử khéo léo sẻ quan trọng khi ta muốn quốc tế hóa nó. Không phải mấy cái đầu nóng là bảo vệ được chủ quyền, nhưng phát triển quan hệ mới với Hoa Kỳ, đó là một lựa chọn đúng đắn cho sự cân bằng, không phải là sự trông cậy, không phải hăm dọa Trung Quốc.
Người viết tin chắc rằng đến ngày hôm nay, tướng Vịnh đả lộ rỏ nguyên hình là Tripple Cross, nên người đại diện chính quyền VN tướng Phùng Quang Thanh biết rất rõ tình hình đối đầu (với TQ) ngày càng gia tăng tại biển đông, không ai ngoài ông là một trong những người chịu nhiều áp lực nhất trước khi trả lời báo chí về vấn đề vô cùng nhạy cảm này.
Người lãnh đạo tài ba phải là người biết lèo lái con thuyền đi vòng qua những thác ghềnh, nhất là khi tránh con thác này thì buộc phải đụng con thác khác thì ta mới chọn con thác nào dể vượt qua nhất. Nên nhớ rằng nếu có chiến tranh dù Mỹ hay TQ gây ra, VN vẫn là bãi chiến địa điêu tàn nhứt; Tuy HK đã nêu quan điểm về biển đông, nhưng ta cũng không nên tin tuyệt đối vào người đồng minh cũ này được vì đã có nhiều hành vi bất tín, không khéo để xãy ra chiến tranh tại biển đông thì chắc chắn dân ta lại rơi vào cảnh lầm than nghèo đói và chết chốc.
Chúng ta không nên ngồi đây mà ý kiến này nọ, mà hãy nên cùng nắm chặt tay nhau, cùng tạo thành một khối thống nhất, thì kẽ thù nào dù có muốn thôn tính biển đảo của ta cũng phải kiên dè. Tôi muốn nói hãy xóa bỏ hận thù mà nghĩ đến món nợ thù chung. Đụng vấn đề gì cũng thấy người Việt mình chia rẽ quá, chẳng ai chịu ai, ai cũng cho rằng chỉ có mình là đúng, là sáng suốt hơn người khác. Nhất là đang còn một bộ phận không nhỏ "tử thù", chống Cộng (tức cộng sản chớ không phải là Mafia-VN) đến cùng, nhưng lại không có “thần tượng” Thần tượng như một người tài ba mà nước Mỹ kính nể, thế giới kính nể như Bác học Nguyễn Xuân Vinh mà cũng có người không ra gì chỉ trích cho mình chính mới là thần tượng, thật nhục vì NVHN không có lãnh tụ, chỉ có điều kiện duy nhứt là 2 triệu người đều là lãnh tụ hết? Nếu chúng ta đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng thì sẽ chẳng có kẻ thù nào giám xâm lăng. Vì vậy, để bảo vệ Tổ Quốc, không gì tốt hơn là phải có chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc thực sự như cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng kêu gọi, trước khi bàn đến các giải pháp khác. Nhưng ác nghiệt thay Mỹ chưa muốn vi còn quá sớm, nhứt là còn thành phần “tữ-thù” như tôi nêu ở trên, CIA sợ tạo ra cảnh tắm máu như hận thù vừa nói trên!
Ai đã tìm hiểu về lịch sử Việt Nam thì sẽ hiểu, hợp tác với tất cả các nước trến thế giới là một điều quan trọng, việc này làm cho chúng ta hoc hỏi được nhiều hơn trên mọi lĩnh vực; Bắt tay với Hoa Kỳ, hay với Trung Quốc đều có lợi cả, những cũng không tránh khỏi việc các nước này lợi dụng trong một số vấn đề. Vì vậy cần phải cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Hạn chế tối đa việc đối đầu trực diện, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của dân tộc, nhưng mọi giải pháp đàm phàn không thành, thì chúng ta hãy cùng nhau hợp sức lại để chống lại bất kỳ sự xâm lược nào của kẻ thù, dù kể thù đó lại ai; Chúng ta hãy cùng đứng lên, không nên phân biệt Tư Bản hay Công Sản đã là người Việt Nam thì kẻ thù nào xâm lược đất nước thì đó là kẻ thù chung của toàn dân Việt Nam như vậy mới đúng nghĩa yêu nước, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đến lúc đó sẽ tự lựa chọn ra người lãnh đạo và lá cờ riêng cho nước mình, quý vị cùng đừng nên nhìn vấn đề một chiều để đánh giá, hãy tự hỏi bản thân đã làm gì để nâng cáo hình ảnh Dân tộc, phát triển đất nước; Chừng nào hết trí tuệ rồi thì chúng ta mới dùng sức lực! Mà sức lực thì phải dựa vào dân, người viết tự cho mình là đại diện những người dân Việt Nam ủng hộ Việt Nam chống đối mạnh mẽ về việc xác định ranh giới tại Biển Đông! Dù một tất cũng không cho, mất một tất nước thềm lục-địa là một tất máu của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam đã bỏ ra mà độ sâu là vô tận, Việt Nam đã chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Bây giờ Mỹ đã lên tiếng ủng hộ VN, đây là cơ hội chung hợp tác với Mỹ để bảo vệ lãnh hải đảo; Tuy nhiên, cần khéo léo để tránh phật ý TQ; Có như vậy mới đạt được mục tiêu giữ vững chủ quyền của tổ quốc chúng ta. Việt Nam cần đoàn kết 85 triệu người như một như các thời kỳ kháng chiến trước đây để đương đầu với lũ bành trướng phương bắc là kẻ thù truyền kiếp của đất nước ta
 
   KQ: Truong Van Vinh